Đặc điểm gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Trọng Châu Hoàng, Hồng Lợi Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617 Miscellaneous branches of medicine Surgery

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 331-325

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406285

 Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính chùm tia hình nón gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông và đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái đường gãy. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân chấn thương gãy xương hàm dưới do tai nạn giao thông nhập viện điều trị nội trú được chẩn đoán trên X quang thường quy và cắt lớp vi tính chùm tia hình nón tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2023. Kết quả: Chủ yếu là nam giới (89,5%), độ tuổi 19-39 (52,9%), nguyên nhân hay gặp là tai nạn xe máy (90,8%) nông dân chiếm đa số (43,4%). Tỷ lệ các loại phim sử dụng để chẩn đoán gồm him cắt lớp chum tia hình nón, panoramo (100%), mặt thẳng (57,9%), hàm chếch (19,74%). Giá trị chẩn đoán đúng của phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón là 100%, nhóm phim X quang thường quy là 77,6%. Vị trí hay gặp nhất trong gãy xương hàm dưới là vùng cằm (45,0%), gãy hai đường chiếm tỷ lệ cao nhât (44,7%), gãy không đối xứng là chủ yếu (85,3%), vị trí phối hợp hay gặp trong gãy 2 đường là vùng cằm-lồi cầu và cằm-góc hàm (32,4%). Không có mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình thái đường gãy. Kết luận: Vị trí hay gặp nhất trong gãy xương hàm dưới là vùng cằm, gãy 2 đường là chủ yếu, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Phim thường được sử dụng và có giá trị cao trong chẩn đoán là phim Panorama và cắt lớp vi tính chùm tia hình nón., Tóm tắt tiếng anh, This is a descriptive cross-sectional study, which aims to describe the characteristics of cone-beam computed tomography of mandibular fractures due to traffic accidents and evaluate the relationship between clinical features and fracture morphology. Methods: A cross-sectional descriptive study on 76 trauma patients with mandibular fractures due to traffic accidents hospitalized for inpatient treatment diagnosed on routine radiographs and cone-beam computed tomography at Hue Central Hospital from November 2021 to January 2023. Results: Among 76 patients with mandibular fractures, the highest percentage was found in 19-39 years of age (52,9%) with male predominance (89,5%). Motorbike traffic accidents were the most common cause of mandibular fracture (90,8%.) The majority of patients are farmer and fishermen (43,4%). The ratio of film used for diagnosis include Conebeam CT, Panorama (100%)
  Waters view (57,9%)
  Lateral view (19,74%). The diagnosis value of CTscan and conventional X-ray in patients with mandibular fractures are 100% and 77,6%, retrospectively. The most common site of mandibular fracture is the chin (45%), followed by the fracture with two lines accounted for 44,7%, asymmetry fracture is mainly (85,3%), the coordinate position of two lines fracture are condylar process and coronoid process (32,4%). No correlations were found between clinical characteristics and morphology fracture. Results: The most common site of mandibular fracture is the chin, the highest percentage of mandibular fracture is for the two fracture lines. The diagnosis is based on clinical characteristics and imaging. X-rays have valuable in diagnosing are Panorama film and Cone beam CT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH