Đối với các vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo, nhóm đảo, cụm đảo giữa các quốc gia tại Tòa án Công lý quốc tế, thông thường có hai cách tiếp cận chủ yếu: Một là, xem toàn bộ quần đảo, nhỏ đảo, cụm đảo như một thể thống nhất hoặc hai là, đưa ra kết luận cho từng cấu trúc biển riêng lẻ trong quần thể có tranh chấp. Cách tiếp cận toàn bộ các cấu trúc như một thể thống nhất hay riêng lẻ từng cấu trúc biển có ảnh hưởng nhất định đến kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp. Bài viết tập trung làm rõ hướng tiếp cận trong thực tiễn xét xử của Tòa án Công lý quốc tế thông qua bảy vụ việc có đối tượng tranh chấp là quần đảo, nhóm đảo, cụm đảo
để từ đó đưa ra kiến nghị lập trường phù hợp đối với tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam