Trong những năm gần đây, khái niệm "chuyển đổi số" được nhắc đến nhiều tại các diễn đàn, bài viết, văn bản. Chính phủ đã xác định chuyển đổi số là công cụ đột phá để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống thì chuyển đổi số càng được xem như là một giải pháp hoàn hảo giúp ổn định các hoạt động của xã hội. Với ngành giáo dục, chuyển đổi số đã và đang mang lại nhiều hiệu quả trong công tác đào tạo và quản lý, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngành thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng, trong thời gian qua đã bị tác động rất nhiều từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Văn hóa đọc, nhu cầu sử dụng tài liệu của độc giả thay đổi, buộc các thư viện phải thay đổi phương thức phục vụ để đáp ứng nhu cầu độc giả. Chuyển đổi số là giải pháp hữu ích giúp ngành thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng khẳng định vị thế của mình, là "trái tim của trường đại học''. Bài viết được tác giả sử dụng phương pháp thu thập và phân tích thông tin thứ cấp từ các tài liệu, văn bản triển khai chuyển đối số của các bộ, ngành, địa phương và các trường đại học
đồng thời thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát các trường đại học tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của các thư viện đại học., Tóm tắt tiếng anh, In recent years, the term "Digital Transformation" has been mentioned in various forums, articles and documents. The government has identified digital transformation as a breakthrough tool for economic development. In the context of the Covid-19 pandemic which have negatively affected all aspects of life, digital transformation is regarded as a great solution to stabilise social activities. Digital transformation in education has appeared to be very beneficial in training and management, especially during the period of the Covid-19 pandemic. Libraries in general and university libraries in particular have been greatly influenced by the 4th Industrial Revolution. Changes in reading culture and the readers' needs have forced libraries to change their service methods to meet the readers' needs. Digital transformation can be regarded as a useful solution to help university libraries affirm their position as "the heart of the university". In this study, the authors collected and analysed the secondary data from materials and documents on the implementation of digital transformation of ministries, branches, localities and universities. At the same time, the primary data was gathered through surveys of universities in Vietnam. The research results indicated factors affecting the readiness of university libraries for digital transformation