Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, việc rèn luyện năng lực cảm xúc - xã hội có thể được coi là một cách tiếp cận mới để giúp trẻ vị thành niên cải thiện sức khỏe tâm thần. Trong bối cảnh này, các nghiên cứu thực chứng đánh giá mối quan hệ giữa năng lực cảm xúc - xã hội và nhiều khía cạnh đa dạng của sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên cần được thực hiện để đặt nền tảng vững vàng cho việc triển khai hiệu quả các chương trình rèn luyện năng lực cảm xúc - xã hội ở trong trường học và cộng đồng. Dựa trên dữ liệu của 1250 trẻ vị thành niên từ 4 tinh của Việt Nam, két quả của nghiên cứu này cho thấy, nhìn chung, trẻ vị thành niên có năng lực cảm xúc - xã hội cao hơn có khuynh hướng it gặp các rối loạn hướng ngoại hơn. Xét một cách cụ thế ở từng năng lực riêng biệt, trẻ vị thành niên có năng lực tự nhận thức và tự quản lý tốt hơn có ít nguy cơ mắc các vấn đề rối loạn hướng nội và trẻ vị thành niên có năng lực tự quản lý và quan hệ xã hội cao hơn có the it gặp rối loạn hướng ngoại hơn. Năng lực tự quản lý dường như có khả năng dự đoán sức khỏe tâm thần mạnh so hơn các năng lực cảm xúc - xã hội khác. Đáng ngạc nhiên, trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức xã hội cao hơn lại có xu hướng dễ mắc phải những rối loạn hướng nội và cả hướng ngoại. Những kết quả này có một số ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đây sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên thông qua các chương trình học tập cảm xúc - xã hội trong bối cảnh học đường ở Việt Nam.