Nghiên cứu này đặt vấn đề về cách nhìn nhận không gian và thời gian trong giáo dục trực tuyến từ xa. Nghiên cứu lập luận rằng giáo dục trực tuyến từ xa được cấu thành bởi các loại thời gian và không gian khác nhau, cụ thể là thời gian/không gian thiết lập bởi các cơ sở đào tạo, và thời gian/không gian qua trải nghiệm thực tế của người học. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra sự kết nối cũng như tách biệt giữa hai loại không gian/thời gian này. Bằng phương pháp định tính sử dụng hình thức điều tra tường thuật, nghiên cứu đã tìm hiểu sâu về trải nghiệm của một học viên 32 tuổi người Anh sống tại Việt Nam đang theo học một khóa học từ xa tại Anh Quốc. Qua đó, nghiên cứu hướng tới tìm ra những yếu tố liên kết người học về mặt không gian và thời gian với khóa học mà họ theo đuổi, cũng như những yếu tố tạo nên khoảng cách trên hai khía cạnh này. Qua những trải nghiệm thực tế của người học, các cơ sở đào tạo có thể xem xét kỹ lưỡng hơn cách thức tổ chức hiệu quả các khóa học trực tuyến từ xa, nhằm nâng cao động lực cũng như sự cam kết của học viên, đồng thời góp phần tạo nên những trải nghiệm tích cực của họ về học tập kỹ thuật số, Tóm tắt tiếng anh, This research problematizes the conception of time and space in online distance education. It argues that online distance education is constructed from different times and spaces, namely those as organized by the institutions and those as experienced by the distance learners. In essence, it seeks to unfold how these organizational time and space and the experienced time and space are connected or separated, from the learners' perspective. It employs a narrative inquiry to recount the experience of a 32-year-old British man pursuing a distance learning course. In doing this, the research aims to identify how online learners are engaged with the course that they are taking with respect to time and space, as well as pinpointing the gaps that separate them from the course. With consideration of those aspects in mind, online distance courses could be more effectively organized in such a way that enhances student motivation, commitment and resilience, thus contributing to their overall experience of digital learning.