Biến đổi xu hướng kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và khu vực Đông Á giai đoạn 2001-2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Thi Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Gia đình & Giới 2022

Mô tả vật lý: 45370

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406557

Phân tích xu hướng biến đổi hôn nhân quốc tế ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Nam Á (Việt Nam) và Đông Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản). Những xã hội này có những đặc điểm văn hóa, xã hội tương đồng, như đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đều coi trọng gia đình, trong khi đang ở những giai đoạn khác nhau của hiện đại hóa và phát triển kinh tế. Bài viết phân tích xu hướng kết hôn với người nước ngoài qua việc tính toán số lượng và tỷ lệ hôn nhân quốc tế trên cơ sở thống kê quốc gia của Bộ Tư pháp ViệtNam, Bộ Nội vụ Đài Loan, Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Tổng cục Thống kê Nhật Bản, và Tổng cục Thống kê Trung Quốc từ 2001-2021. Bài viết cho thấy xu hướng biến đổi của kết hôn với người nước ngoài theo những thay đổi của chính sách nhập cư và gia đình quốc tế, bất bình đẳng giới, và thị trường hôn nhân của những quốc gia gửi và nhận cô dâu. Bài viết cũng cho thấy sự sụt giảm đột ngột và rất mạnh của hôn nhân quốc tế trong hai năm gần đây, 2020-2021 dưới tác động của dịch bệnh1., Tóm tắt tiếng anh, This paper provides an overview of changing transnational marriage patterns in several countries and territory in the Southeast Asia (i.e. Vietnam) and East Asia (i.e. Japan, Korea, Taiwan and China). These societies share some similarities in socio-cultural ideology (i.e. Confucianism and familialism) while undergoing different stages of modernization and economic development. This paper examines the trend of transnational marriage by calculating number and rates of transnational marriage using national statistics ofVietnam Ministry of Justice, Ministry ofthe Interior of Taiwan, Statistics Korea, Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan, Statistics of Japan, and National Bureau of Statistics of China in the period 2001 -2021. The paper has shown the fluctuated trend along with changes in immigration and transnational marriage policies, gender inequality, and marriage squeeze in receiving countries and economic status of sending countries. It is noted that the examined countries all experienced sharp declines in transnational marriage in 2020 and 2021 due to the Covid-19 pandemic.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH