Bài báo trình bày thực trạng những vấn đề mà học sinh trung học phổ thông gặp phải trong các mối quan hệ liên cá nhân. Mẫu nghiên cứu gồm 794 học sinh các khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại 6 trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17,1% các em học sinh được khảo sát tự đánh giá mình gặp nhiều vấn đề (khó khăn) trong các mối quan hệ liên cá nhân. Những vấn đề liên cá nhân học sinh gặp nhiều nhất liên quan đến thiếu hụt kĩ năng xã hội, hợp tác làm việc nhóm và thích ứng với môi trường xã hội mới lạ (thay đổi). Học sinh hay gặp vấn đề với cha mẹ, ít gặp vấn đề với thầy cô (có từ 17,7% -24,1% học sinh hay gặp vấn đề với cha mẹ và chỉ 10,8% học sinh hay gặp vấn đề với thầy cô). Kết quả khảo sát thực trạng cũng tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức độ biểu hiện những vấn đề liên cá nhân của học sinh. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc nhận biết sớm những vấn đề trong các quan hệ liên cá nhân, đồng thời là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy khi phát triển các biện pháp giáo dục nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác liên cá nhân của học sinh trung học phổ thông., Tóm tắt tiếng anh, The article presents the current situation of problems faced by high school students in interpersonal relationships. The research sample includes 790 students in grades 10, 11 and 12 at 6 high schools in Hanoi. Research results show that 17.1% of surveyed students rated themselves as having many problems (difficulty) in interpersonal relationships. The most interpersonal problems that students face are related to the lack of social skills, cooperation in teamwork and adaptation to new (changing) social environments. Students often have problems with their parents, rarely have problems with teachers (from 17.7% -24.1% of students often have problems with their parents and only 10.8% of students often have problems with teachers). The survey results also found a number of factors that significantly affect the expression level of interpersonal problems of students. This result contributes to providing useful information in early recognition of problems in interpersonal relationships, and as a reliable database when developing educational solutions to improve students' problem solving capacity in the interpersonal interactions.