Nghiên cứu tình hình nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai từ 36 tuần

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hà Đinh, Vũ Quốc Huy Nguyễn, Bằng Thái

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Phụ sản 2023

Mô tả vật lý: 34-40

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406770

 Xác định tỷ lệ và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ các thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 302 thai phụ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang từ 02/2020 đến 02/2021. Chẩn đoán thai kỳ mang GBS dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn bằng mẫu dịch âm đạo ở thời điểm trên 36 tuần. Liệu pháp dự phòng lây nhiễm trước sinh được áp dụng theo khuyến cáo của CDC. Kết quả thai kỳ được đánh giá đối với mẹ và trẻ sơ sinh. Kết quả: Tuổi thai trung bình ở nhóm thai phụ nhiễm GBS là 39,2 ± 0,8 tuần. Thời gian chuyển dạ <
  12 giờ ở nhóm thai phụ nhiễm GBS chiếm phần lớn với 87,0%. Tỷ lệ sinh qua ngã âm đạo và sinh mổ ở nhóm thai phụ nhiễm GBS lần lượt là 65,2% và 34,8%. Trong 35/302 trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng GBS theo phác đồ, có 23 trường hợp nhiễm GBS (+) chiếm 65,8%. Nghiên cứu chưa ghi nhận nhiễm trùng hậu sản trên nhóm sản phụ nhiễm GBS. Trọng lượng thai ≥ 3000 gr chiếm chủ yếu với tỷ lệ 73,9%. Không có trẻ nhẹ cân (<
  2500 gr). Vàng da là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh có thai phụ nhiễm GBS chiếm tỷ lệ 13,0%, tiếp theo là nhiễm trùng sơ sinh và suy hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 8,7% và 4,3%. Kết luận: Thai kỳ mang GBS sử dụng liệu trình dự phòng lây nhiễm trước sinh không làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ bất lợi ở mẹ và trẻ sơ sinh., Tóm tắt tiếng anh, Determining the rate and evaluating the outcome of pregnancy termination of pregnant women infected with group B streptococcus Materials and Methods: A descriptive cross-sectional study on 302 pregnant women managing their pregnancy at Vinmec Nha Trang International Hospital from February 2020 to February 2021. Diagnosis of pregnancy with GBS is based on culture, isolation and identification of bacteria by vaginal fluid samples at more than 36 weeks. Prenatal infection prevention therapy is applied according to CDC recommendations. Pregnancy outcomes are assessed for mother and infant. Results: The mean gestational age in the group of pregnant women infected with GBS was 39.2 ± 0.8 weeks. Labor time <
  12 hours in the group of pregnant women infected with GBS accounted for the majority with 87.0%. The rates of vaginal birth and cesarean section in pregnant women infected with GBS were 65.2% and 34.8%, respectively. In 35/302 cases of using GBS prophylactic antibiotics according to the protocol, there were 23 cases of GBS infection (+), accounting for 65.8%. The study did not record postpartum infection in the group of pregnant women infected with GBS. Fetal weight ≥ 3000gr accounts for 73.9%. There were no low birth weight infants (<
  2500 gr). Jaundice is the most common condition in newborns of pregnant women infected with GBS accounting for 13.0%, followed by neonatal infection and respiratory failure with the rate of 8.7% and 4.3%, respectively. Conclusion: Pregnancy with GBS using antenatal infection prevention regimens does not increase the risk of adverse pregnancy outcomes in the mother and infant..
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH