Đánh giá khả năng chịu nhiệt và ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) giai đoạn giống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thiên Phúc Lê, Minh Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 121-126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406817

 Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu nhiệt của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở giai đoạn giống dựa trên các chỉ số ngưỡng nhiệt độ tới hạn tối thiểu (CTmin), ngưỡng nhiệt độ tới hạn tối đa (CTmax), ngưỡng nhiệt độ gây chết tối thiểu (LTmin) và ngưỡng nhiệt độ gây chết tối đa (LTmax). Nghiên cứu bố trí thí nghiệm ở nhiệt độ 18, 31, và 34°C. Giá trị trung bình của các chỉ số CTmin, CTmax, LTmin, LTmax tăng dần cùng với sự tăng nhiệt độ của môi trường nước nuôi, nhưng các giá trị này không sai khác có ý nghĩa thống kê (P>
 0,05). Ngược lại, nhiệt độ thuần dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến thời gian chịu nhiệt của cá rô phi đỏ. Nhiệt độ nuôi càng cao thì thời gian cá rô phi đỏ có khả năng chịu nhiệt độ thấp dài hơn và thời gian chịu nhiệt độ cao thì ngắn hơn (P<
 0,05). Mục tiêu của thí nghiệm thứ 2 là khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở giai đoạn giống. Các chỉ số tăng trưởng bao gồm khối lượng gia tăng (g), tỷ lệ tăng trưởng (%) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%ngày) đều đạt cao nhất ở nhiệt độ 30°c và sai khác có ý nghĩa thống kê với các chỉ số này ở nhiệt độ 28°C và 31°C (P<
 0,05). Trong khi đó tỷ lệ sống không có sự sai khác thống kê giữa các nghiệm thức. Kết quả của nghiên cứu hiện tại cho thấy cá rô phi đỏ là loài thủy sản tiềm năng có thể nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện môi trường nước tăng do biến đổi khí hậu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH