Mô hình giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trà My Lê, Thị Phương Thảo Nguyễn, Ngọc Hiếu Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội) 2022

Mô tả vật lý: 39-49

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406835

 Mỗi thể loại văn học là một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và giao tiếp nghệ thuật đặc thù. Một trong những con đường tiếp cận kịch bản phim truyện điện ảnh với tư cách một thể loại văn học là nhìn nhận đặc trưng giao tiếp của nó. Mô hình giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh gắn liền và in đậm dấu ấn của quy trình sản xuất phim. Văn bản kịch được đặt trong mô hình giao tiếp tầng bậc, với các vai giao tiếp đa dạng, ở đó, người sáng tác kịch bản có vai trò và số phận đặc biệt. Kịch bản phim truyện điện ảnh có thân phận kép, là văn bản - thông điệp - trong hoạt động giao tiếp thứ nhất (giữa những nhân tố của quá trình làm phim), lại đóng vai trò người phát trong hoạt động giao tiếp thứ hai (giữa những nhân tố sản xuất phim, bộ phim và người xem). Nó vừa được mã hóa, vừa được chuyển mã (mã hóa thông điệp của người biên kịch
  chuyển mã ngôn ngữ thành mã tổng hợp hình ảnh, âm thanh). Bản thân văn bản kịch khi hành chức trong hoạt động giao tiếp ấy có những đặc trưng khác với văn bản của các thể loại văn học khác, đó là nó có tính biểu hành và tính tạo sinh. , Tóm tắt tiếng anh, Each literary genre is a way of organizing works, a type of life representation, and a particular type of artistic communication. One of the ways to approach the film script as a literary genre is to recognize its communicative characteristics. The communication model of the movie script is closely associated with and imprinted with the film production process. Drama texts are placed in a hierarchical communication model, with diverse communication roles, where the screenwriter has a special role and fate. The screenplay for a feature film has a dual identity, being both a text - a message - in the first communication activity (between the elements of the film production process), and plays the role of a transmitter in communication activities. second (between the factors that produce the film, the film, and the viewer). It is both encoded and transcoded (encodes the writer's message
  transcodes language into code that synthesizes images and sounds). The dramatic text itself, when functioning in that communication activity, has different characteristics from the texts of other literary genres, that is, it is expressive and generative.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH