Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng mô hình Bardenpho 5 giai đoạn kết hợp bể USBF

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Việt Lê, Chí Linh Nguyễn, Văn Thiệu Nguyễn, Võ Châu Ngân Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ 2020

Mô tả vật lý: 45301

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406836

 Nghiên cứu khảo sát bể Bardenpho 5 giai đoạn xử lý nước thải chế biến thủy sản thông qua các thông số thiết kế và vận hành bể. Mô hình bể Bardenpho 5 giai đoạn hợp khối với bể USBF được thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả vận hành bể Bardenpho với tải nạp 1,54 kg BOD/m3, tổng thời gian lưu nước 8 giờ, nước thải đầu vào có nồng độ COD, BOD5, TKN, TP lần lượt là 933,25 ± 20,67
  515,67 ± 25,49
  122,49 ± 7,06
  18,33 ±1,25 mg/L
  sau xử lý nồng độ các các chất ô nhiễm giảm xuống còn 27,53 ± 4,47
  12,58 ± 1,05
  21,53 ± 1,11
  7,30 ± 0,08 mg/L, tất cả các thông số theo dõi đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Khi vận hành với tải nạp 1,83 kg BOD/m3.ngày-1, thời gian lưu nước 7 giờ, nồng độ COD, BOD5, TN, TP của nước thải đầu vào lần lượt là 998,68 ± 27,49
  523,67 ± 32,05
  124,13 ± 8,29
  17,50 ± 1,47 mg/L, nồng độ các chất ô nhiễm giảm còn 50,74 ± 6,73
  26,21 ± 1,14
  26,14 ± 1,31
  8,12 ± 0,30 mg/L đạt cột A của QCVN 11-MT:2015/BTNMT
  trong đó nồng độ TN và TP đã tiến sát giới hạn cho phép xả thải theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Như vậy, bể Bardenpho 5 giai đoạn có thể xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xả thải khi vận hành ở các điều kiện nêu trên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH