Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn
Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiễm khuẩn đến khám và điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ 01/04/2023 đến 09/2023. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Chỉ tiêu nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị.Kết quả: Các triệu chứng cơ năng thường gặp: khó thở (60,6%), khạc đờm mủ (84,8%), sốt (60,6%), ho khan (72,7%), đau ngực (54,5%). Các triệu chứng thực thể gặp: co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran ngáy (51,5%), ran nổ, ran ẩm (75,8%). Các hình ảnh tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên. Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất (63,6%). Có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 bệnh nhân tăng nồng độ CRP (61 ± 47mg/L) và 16 bệnh nhân tăng PCT (0,279 ± 0,228 ng/ml). 30 bệnh nhân ổn định ra viện.Kết luận: Các triệu chứng thường gặp: khó thở, khạc đờm mủ, sốt, ho khan, đau ngực, co kéo cơ hô hấp, ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm. Các tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên, Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất, có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 bệnh nhân tăng nồng độ CRP, 16 bệnh nhân tăng PCT, 30 bệnh nhân ổn định ra viện.