Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Hà Bùi

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Tài chính Kế toán 2022

Mô tả vật lý: 28-32

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406932

Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ và xa lạ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, bởi sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đã tạo một nền tảng phát triển vững chắc cho loại hình kinh doanh này. Điều này được minh chứng thông qua sự gia tăng xuất hiện của các ứng dụng công nghệ số trong đời sống xã hội thường ngày như: các website thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, dịch vụ thanh toán trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, các ứng dụng cho dịch vụ ăn uống, vận chuyển, giao nhận và các hình thức sản xuất... Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức nêu trên của TMĐT trong thời gian qua, đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thuế, đó là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, không xác định được căn cứ tính thuế, không phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế, khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế và việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Từ một số tồn tại trong công tác quản lý thuế, bài viết đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức do hoạt động TMĐT đặt ra, để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thu thuế từ hoạt động TMĐT một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN. Đồng thời, có thể đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam trong tình hình hiện nay., Tóm tắt tiếng anh, E-commerce is no longer unfamiliar for the Vietnamese because the development of the 4th industrial revolution has created a solid foundation for the development of this business. This is proven through the increase of digital technology applications in daily social life such as: e-commerce websites, social networking sites, online payment services, advertising online, applications for food service, transportation, delivery and forms of production, ... This leads to new and significant challenges for State in tax management, for example, the ability to fully manage revenue sources and taxpayers, identify tax bases, distinguish clearly between types of income as a tax base, difficult to control business transactions to manage taxpayers and Cash flow control is also not easy. From some shortcomings in tax management, the article proposes solutions to solve difficulties and challenges posed by e-commerce, thereby creating a legal basis for the management of tax collection from e-commerce activities. Besides, it is possible to meet the international integration trend of Vietnam in the current situation.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH