Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông cửu long và đề xuất chính sách

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Sánh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2020

Mô tả vật lý: 45360

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 406958

 Tìm ra cơ hội cạnh tranh thị trường một số sản phẩm gạo chính yếu theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019 về giảm số lượng và tăng chất lượng gạo xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030. Dựa vào mô hình dự báo lúa gạo toàn cầu đến năm 2028 để định vị phân khúc thị trường. Đồng thời xác định lợi thế cạnh tranh sản xuất lúa vùng theo phân khúc thị trường dự báo qua chỉ số cạnh tranh nguồn lực nội địa (DRCR) trong khung phân tích chính sách (PAM analysis) trong vụ lúa đông xuân 2017 - 2018. Kết quả chỉ ra rằng sản xuất lúa - gạo vùng ĐBSCL cần đặc biệt quan tâm phát triển thị trường gạo thơm đặc sản chất lượng cao với khoảng 14% tổng lượng và 9% tổng giá trị và gạo trắng hạt dài khoảng 19% về tổng lượng và 20% tổng giá trị trong thương mại gạo toàn cầu. Chỉ số DRCR cho phẩm cấp gạo thơm đặc sản là 0,481 và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ là 0,618 đều <
 1, chứng tỏ rằng sử dụng nguồn lực nội địa trong cạnh tranh lúa gạo cho hai phẩm cấp gạo này đều có tiềm năng rất lớn trong cạnh tranh thương mại toàn cầu. Vì thế, ngành nông nghiệp cần quan tâm phát triển hai phẩm cấp gạo thơm đặc sản và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ trong chiến lược và kế hoạch xây dựng và nâng cấp chuỗi và tổ chức sản xuất theo lợi thế so sánh của địa phương trồng lúa của vùng., Tóm tắt tiếng anh, Purpose of the study is to look for opportunities of the market competitiveness of some main rice products in the Mekong delta, accroding to the plan of MARD, 2019 by a direction of its reduction in volume and increase in the value untile 2030. The Global rice prediction model was used to clarify positions of two products of the aromatic rice and long white grain rice in the Mekong delta rice production until 2028. The DRC (Domestic Resource Cost) index in the PAM (Policy Analysis Matrix) framework was applied to determine the competitive advantage of these two products in the winter-spring 2017-2018. Results showed rice production in the Mekong delta should focus on: the aromatic rice with sharing 14% in volume and 9% in value and the long white grain rice of 19% in volume and 20% in value, yearly. The DRCRs for agromatic rice with value of 0.481 and the high quality of the white long grain with value of 0.618 and its medium quality rice of 0.641. These DRCRS were less than 1, which have been the highly potential competitive advantages in the Global market trading. Therfore, the relevant aricultural sector' management should consider these two main rice products as the basic to improve the rice value chains and local comparative rice land use in the process of the the rice land transition in this region in the future.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH