Đặc điểm phân bố của Nai cà tông (Rucervus eldi) tại Khu Bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khotpathoom Thananh, Tiến Thịnh Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 590 Animals

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2020

Mô tả vật lý: 101 - 109

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 407102

Nai cà tông là một loài thú quý hiếm, tuy nhiên quan thể của chúng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài ở khu vực Đông Dương còn nhiều hạn chế, một phần do quần thể của loài nhỏ. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của Nai cà tông (Rucervus eldi) được tiến hành nghiên cứu tại Khu Bảo tổn Nai cà tông Xonnabouly, tinh Savannakhet, miền Nam Cong hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào từ năm 2017 đến 2019 bằng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương. Hoạt động điều tra tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây của khu bảo tồn. Số liệu đã được thu thập trên tuyến điều tra trong thời gian từ 5 - 11 giờ và 13 - 17 giờ, trong cả mùa khô và mùa mưa. Thảm thực vật ở 5 dạng sinh cảnh tại khu điều tra được đánh giá bằng chỉ số quan trọng (IVI) với số liệu thu thập ở 10 ô tiêu chuẩn trong mỗi dạng sinh cảnh. Bản đồ phân bố/mức độ xuất hiện được xử lý bằng công cụ Sapatial analysis/kernel density trong phần mềm ArcGIS 10.1. Kết quả cho thấy Nai cà tông phân bố tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam của khu bảo vệ nghiêm ngặt. Khu điều tra có 7 dạng sinh cảnh chính, bao gồm: rừng khộp, rừng bán thường xanh, rừng thường xanh, trảng cỏ, khu dân cư, đất nông nghiệp và sông suối, ao hồ. Trong 5 dạng sinh cảnh đã tiến hành điều tra, Nai cà tông được phát hiện sử dụng và kiếm ăn ở 4 dạng sinh cảnh, gồm: trảng cỏ, rừng bán thường xanh, rừng khộp và đất nông nghiệp. Nai cà tông xuất hiện nhiều nhất ở sinh cảnh rừng khộp. Tuy nhiên, các dạng sinh cảnh khác có diện tích nhỏ hơn cũng rất quan trọng với chúng. Sinh cảnh có tần suất phát hiện cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa là trảng cỏ và rừng bản thường xanh. Trong mùa khô, Nai cà tông xuất hiện ít nhất ở sinh cảnh đất nông nghiệp, còn trong mùa mưa ít xuất hiện ở sinh cảnh rừng bản thường xanh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho nhà quản lý sử dụng lập quy hoạch quản lý sinh cảnh và bảo tồn loài Nai cà tông tại Khu Bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH