Học tập trải nghiệm luôn được xem là cách tiếp cận hữu ích giúp người học giải quyết các vấn đề thực tiễn theo cách gắn lí luận với thực hành. Khái quát, bản chất của học tập trải nghiệm là tham gia của "Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng", đặc biệt là của người học vào chu trình "Trải nghiệm cụ thể - Phản ánh thông tin quan sát được - Phân tích củng cố kiến thức và/hay khái quát kiến thức mới - Vận dụng vào thực tiễn khác". Học tập trải nghiệm chủ yếu chịu tác động của các nhân tố chính như: Phẩm chất, năng lực của người học, năng lực của nhà giáo, điều kiện về nguồn lực của cơ sở giáo dục cũng như tham gia ủng hộ, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng... Vì vậy, để quản lí học tập trải nghiệm thành công, cần thực hiện quy trình "Lập kế hoạch - Lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch - Kiểm soát, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến" để phát huy các nhân tố trên, theo cách phát triển quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ sở giáo dục và gia đình, cộng đồng nhằm tạo ra và thực hiện thành công các cơ hội học tập trải nghiệm đa dạng, phong phú, hữu ích cho người học.