Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và những biến động của quan hệ quốc tế, ngoại giao nói chung và các hình thức ngoại giao nói riêng đã thay đổi đáng kể trong suốt thế kỳ XX. Đặc biệt là khi bước sang thế kỷ XXI, sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra một không gian ngoại giao mới thông qua Internet, các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Lỉnkedln, Weibo,... Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, chính sách phong tỏa được chính phủ các nước trên thế giới áp dụng rộng rãi nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch, ngay cả khu vực Liên minh châu Âu (EU) vốn được coi là biểu tượng cho sự tự do đi lại, thì nhiều quốc gia thành viên cũng đã buộc phải đóng cửa biên giới. Trong bối cảnh đó, các hình thức ngoại giao truyền thống bị hạn chế và các hình thức ngoại giao phi truyền thống lên ngôi, trong đó có ngoại giao sổ. Bài viết này mong muốn đóng góp một góc nhìn khái quát mang tính lý luận về một trong những loại hình ngoại giao chuyên biệt, còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Với mục đích này, bài viết bao gồm 3 nội dung: (1) Bối cảnh và sự ra đời của ngoại giao sổ
(2) Các khái niệm và quan điểm về ngoại giao số
và (3) Ngoại giao số thời kỳ hậu COVID-19.