Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu các biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump. Tác giả đã dùng khung phân tích lý thuyết của McGuigan (2007). Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đều được sử dụng để phân tích dữ liệu. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra tần suất xuất hiện của các biện pháp tu từ được dùng trong 5 bài phát biểu của Tổng thống Donal Trump trong hai năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống từ 2017 đến 2019, từ đó khái quát cách sử dụng củ a các biện phá p tu từ được áp dụng trong thể loại này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các bài phát biểu trong dữ liệu sử dụng 16 biện pháp tu từ trong cả bốn nhóm. Nhóm chiến lược, Trump dùng phép ẩn dụ, cường điệu, tương phản, so sánh và câu hỏi tu từ. Nhóm cấu tạo, Trump dùng phép lặp từ cuối hay các từ trong một câu ở đầu câu kế tiếp, liệt kê, song hành và phản đề. Nhóm phong cách, Trump dùng phép tính ngữ, hoán dụ, lặp liên từ và đảo từ. Nhóm phân tích đọc, Trump dùng phép lặp đầu/ cuối/ đầu-cuối, nhân cách hóa và câu đẳng lập. Thú vị là nhóm phong cách được sử dụng nhiều hơn so với ba nhóm còn lại, với sự vượt trội của phép tính ngữ., Tóm tắt tiếng anh, This is a study of rhetorical devices (RDs) in President Donald Trump (PDT)'s speeches. The analytical framework of the study is adapted from the theory of RDs by McGuigan (2007). Both qualitative and quantitative methods are used to analyze the data. The aim of the study is to work out the frequency of occurrence of RDs in five PDT's speeches in the first two years of presidency from 2017 to 2019 and then to discuss the underlying usage patterns of these RDs. The findings show that there are 16 RDs in all four groups being employed in PDT's speeches. Regarding Strategy RDs, Trump frequently used metaphor, hyperbole, antithesis, simile, and rhetorical question. With regard to Organization RDs, Trump utilized anadiplosis/conduplicatio, enumeration, parallelism, and antanagoge. Considering Style RDs, Trump tended to apply epithet, synecdoche/metonymy, polysyndeton, and hyperbaton. In terms of Analysis of Reading RDs, Trump was more likely to employ anaphora/epistrophe/symploce, personification, and parataxis. Another interesting finding found in the study is that in comparison with the other three groups of devices, Trump had a strong tendency towards Style RDs which are preferred with the predominance of epithet.