Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng với tác động cố định (FEM) trên bộ dữ liệu của 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) do OxCGRT cung cấp, trong khoảng thời gian từ ngày 22/01/2020 đến ngày 22/05/2022, nhằm đánh giá hiệu quả các chính sách ứng phó của chính phủ các quốc gia ASEAN đối với kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê như sau: (1) chỉ số phản ứng tổng thể của chính phủ với đại dịch có hiệu quả kiểm soát tốc độ tăng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong
(2) các chính sách hỗ trợ kinh tế giúp giảm tốc độ tăng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong
(3)các chính sách ngăn chặn, đóng cửa làm ảnh hưởng đến hành vi con người và các chiến dịch truyền thông không giúp các quốc gia ASEAN kiểm soát được tốc độ tăng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong định hướng mục tiêu các chính sách kiểm soát dịch bệnh COVID-19., Tóm tắt tiếng anh, This study uses a fixed-effects regression model (FEM) with a dataset of 10 countries in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) from January 22, 2020 to May 22, 2022 provided by OxCGRT to evaluate the effectiveness of ASEAN countries' response policies on controlling the Covid-19 pandemic. Some study's results are statistically significant including (1) the government's overall response to the pandemic effectively controls the growth rate of infections and deaths
(2) economic support policies help reduce the growth rate of infections and deaths
and (3) prevention and lockdown policies affect human behavior and media campaigns do not help ASEAN countries control the rate of infections and deaths. This study's results are a scientific basis to help managers and policy makers better develop policies to control the COVID 19 pandemic.