Nằm tại khu vực phía Đông của Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội bản chất là một tập hợp các làng nghề truyền thống, là nơi sản xuất, buôn bán và sinh sống của những người thợ thủ công phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Cho đến những năm 1990, khu phố cổ Hà Nội vẫn được xếp hạng là một trong những khu vực được bảo tồn tốt nhất tại Đông Nam Á trên phương diện bảo tồn vật thể. Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt với sự gia tăng mạnh mẽcủa các hoạt động kinh doanh buôn bán tại khu phố cổ sau năm 1995 khi Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận, và sự bùng nổ kinh tế sau năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, sự quản lý đô thị yếu kém - tất cảđã dẫn đến biến đổi mạnh mẽ tại khu phố cổ Hà Nội trên các khía cạnh không gian kiến trúc, cảnh quan và chức năng. Tuy vậy, cảnh quan khu vực đô thịlịch sử vẫn hiện hữu bởi nơi đây vẫn duy trì cảm nhận nơi chốn, vốn đến từ sựđa chức năng, sựđa dạng các hoạt động trong không gian nén. Thông qua việc phân tích một phố nghề - phố Lãn Ông với nghềbuôn bán thuốc Bắc truyền thống, bài báo chỉ ra sự kết nối giữa nguồn vốn xã hội (social capitals) và cảm nhận nơi chốn (sense of place) và biểu hiện của sự kết nối thông qua cấu trúc không gian hiện hữu (space). Những không gian linh hoạt, thích ứng và nhỏ gọn - bắt nguồn từ nguồn vốn xã hội riêng có, đã đóng góp vào sựđộc đáo của cảnh quan đô thị lịch sử châu Á, Tóm tắt tiếng anh, Located in the east of the citadel, Hanoi Old Quarter had been a collection of craft villages, which were manufacturing, trading, and living places of craftsmen, to serve the noble class. Until the 1990s, Hanoi Old Quarter was rated as the best-preserved area in Southeast Asia in terms of physical objects. However, the transition to socialist-oriented market economy from the 1990s onwards, the strong growth of trade activities after 2000, due to the lifting of the US's embargo, the boom from 2007 after joining WTO and the weak urban management, has led to a drastic transformation in Hanoi Old Quarter in terms of architectural space, landscape, and function. However, the historic urban landscape is still identified as existing by maintaining the sense of place, which comes from the multi-functionality, the coexistence of various activities in the compact space. Through the analysis of a trading and crafting street - Lan Ong street specializing in traditional Chinese medicine, the article has identified the connection between social capital and the sense of place, and how this connection manifests through space. Flexible, adaptive, and compact spaces, rooted in the unique social capitals of Asian cities, create a distinctive character, contributing to the uniqueness of the historic urban landscape