Lá bìm bịp (Clinacanthus nutans) được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị chứng khó tiểu, tiểu ít. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của cao chiết nước và cồn 70o từ lá bìm bịp lên thể tích và nồng độ chất điện giải nước tiểu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 chuột Swiss albino được chia thành các lô và được uống nước cất, cao nước, cao cồn từ lá bìm bịp hoặc furosemid. Đo thể tích nước tiểu chuột sau 1, 2, 3, 4, 5,24 giờ. Phân tích chất điện giải nước tiểu 24 giờ. Kết quả: Thể tích nước tiểu của chuột uống các cao lá bìm bịp tăng sau 5 giờ (p<
0,05). Nồng độ Na+ và Cl- nước tiểu 24 giờ tăng có ý nghĩa ở chuột uống các cao lá bìm bịp (p<
0,05). Nồng độ K+ nước tiểu 24 giờ ở lô cao cồn 2000 mg/kg thấp hơn có ý nghĩa (p<
0,05) so với lô furosemid 10 mg/kg. Kết luận: Các cao từ lá bìm bịp làm tăng thể tích nước tiểu, tăng thải muối
cao cồn lá bìm bịp 2000 mg/kg làm giảm tác dụng phụ hạ K+ huyết so với furosemid.