Nghiên cứu hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống cận thị ở học sinh trung học thị xã Hoàng Mai nhằm xác định thay đổi tỷ lệ kiến thức, thực hành phòng chống cận thị trước và sau can thiệp 12 tháng. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng Kết quả: - Hiểu biết về cách phát hiện cận thị trước và sau can thiệp: Nhìn mờ: 99% so với 91,8%, p<
0,01
Hay nheo mắt khi nhìn xa: 85,9% so với 56,4%, p <
0,01
Chưa cận thị khám 1 lần/năm: 80% so với 57,3%, p<
0,01
Đã cận thị khám 6 tháng/1 lần: 91,4% so với 61,3%, p <
0,01 - Hiểu biết về các ảnh hưởng của cận thị trước và sau can thiệp: Ảnh hưởng sự phát triển: 93,8% so với 82,6%, p <
0,01
Bong võng mạc gây mù 70,7% so với 48,2%, p <
0,01
Đeo kính gọng 87,6% so với 81,1%, p <
0,05
- Có kiến thức phòng ngừa cận thị: Đeo kính: 43,8% so với 25,9%, p <
0,01
Tăng thời gian hoạt động ngoài trời: 96,9% so với 85,1%, p<
0,01
Sau 30 phút làm việc gần cần để mắt nghỉ 5 phút: 96,2% so với 74,1%, p <
0,01
Giữ khoảng cách mắt và sách ≥30 cm: 94,5% so với 74,7%, p <
0,01. - Thực hành phòng chống cận thị: Giữ khoảng cách mắt khi làm việc gần ≥30cm: 55,2 % so với 43,9 %, p <
0,01
Thời gian nghỉ khi đọc sách 30 phút nghỉ 1 lần: 74,5% so với 65,7%, p <
0,01 Kết luận: Sau can thiệp 12 tháng truyền thông giáo dục sức khỏe nhóm can thiệp có kiến thức đúng về phòng ngừa cận thị và có hành vi đúng phòng ngừa cận thị tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê