Ấn Độ và Myanmar là những quốc gia láng giềng liền kề, có quan hệ gắn bó từ trong lịch sử. Hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị 1951. Thời kỳ thủ tướng Ne Win (1962-1988) cầm quyền ở Myanmar, quan hệ Myanmar - Ấn Độ ở trong tình trạng băng giá. Giữa năm 1988 đến năm 1990, mối quan hệ hai nước trở nên tồi tệ khi Ấn Độ có các nỗ lực nhằm chống lại sự đàn áp tàn bạo của quân đội Myanmar đối với cuộc nổi dậy vì dân chủ. Cũng trong thời gian đó, Myanmar đã bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. Từ đó Myanmar nhận thấy cần phải có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại để phá vỡ thế bị cô lập và có thể hòa chung vào xu thế phát triển của thế giới và sự điều chỉnh chính sách của Myanmar đối với Ấn Độ cũng nằm trong xu thế chung đó. Trên cơ sở làm rõ những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Myanmar đối với Ấn Độ, bài viết sẽ lý giải các nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh đó. , Tóm tắt tiếng anh, India and Myanmar are neighboring countries with close relations throughout history. The two countries signed a Friendship Treaty in 1951. However, under Prime Minister Ne Win's administration (1962-1988), the relationship between the two countries was frozen. From the middle of 1988 to 1990, relations between the two countries deteriorated when India made efforts to resist the brutal repression of Myanmar's army against the democratic uprisings. At the same time, Myanmar was surrounded and embargoed by Western counties. Since then, Myanmar has recognized the need for a change in foreign policy to overcome its isolation and to better integrate with the world's development. The adjustment of Myanmar's policy towards India is recognized as part of that change. By clarifying the adjustments in Myanmar's foreign policy towards India, this article will explain the reasons for these adjustments.