Khai thác khoáng sản là ngành có lịch sử lâu đầu và đang phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là một ngành được xếp vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Mặc dù Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có hiệu lực năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định chi tiết về điều kiện môi trường làm việc, yêu cầu đảm bảo sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp cho các ngành nghề, đặc biệt là khai thác khoáng sản, tuy nhiên thực trạng triển khai còn nhiều vấn đề. Báo cáo rà soát tổng quan với mục tiêu mô tả thực trạng các vấn đề sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp trong ngành khai thác khoáng sản, và đề xuất các khuyến nghị. Kết quả cho thấy số vụ tai nạn lao động và số người chết không giảm qua các năm, Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp vẫn cao và thuộc nhóm ngành nghề có tỷ lệ mắc cao nhất. Việc kiểm tra, giám sát, thực thi quy định cần được thực hiện nghiêm bởi các bộ, ngành cũng như tại các doanh nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ để đảm bảo an toàn và điều kiện môi trường lao động, chăm sóc, bảo vệ người lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp., Tóm tắt tiếng anh, Mining industry has long development history and is among the most developed industry contributed to the economy of the country. Working in the sector is also considered as heavy and hazardous duty. The Law on Occupational Safety and Hygiene was passed and enacted in 2016, and different sub - law guiding documents were developed to regulate about working environment and risk control solution required for all industries especially for risky industry like mining. However, implementation and enforcement of Law was still inadequate. This review report aims to discuss about current situation of health and safety issues among the sector and to propose some possible solutions. Results show that number of accidents and number of deaths was increasing. Prevalence of silicosis and hearing impairment among workers in the sector was among top ranking industries. It was recommended that monitoring, supervision and enforcement should be invested properly. Different technologies and innovations should also be applied on reducing the risk of occupational injury and diseases.