Đa dạng di truyền một số rừng giống thông caribe ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Sơn Lê, Đức Kiên Nguyễn, Đức Vượng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 634.9 Forestry

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2022

Mô tả vật lý: 113 - 120

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 407477

 Thông caribe là loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao, có biên độ thích nghi rộng đặc biệt là ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc. Cho đến nay, nguồn cung cấp hạt giống phục vụ cho trồng rừng Thông caribe ở Việt Nam chủ yếu là thu từ các rừng giống được chuyển hóa từ rừng trồng ở giai đoạn trước, đặc biệt một số rừng giống không được ghi nhận nguồn gốc, xuất xứ một cách rõ ràng. Vì vậy, việc đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các nguồn giống này là rất cần thiết nhằm đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn cung cấp giống cho loài cây trồng rừng quan trọng này. Nghiên cứu này sử dụng 5 chị thị phân tử ISSR để đánh đa dạng di truyền của một số rừng giống Thông caribe (được gọi là nguồn giống trong nghiên cứu này) ở Việt Nam. Kết quả phân tích đã chỉ ra có tổng số 58 phân đoạn ADN được nhân bản với 49 phân đoạn đa hình (chiếm 83,82%). Tính đa dạng di truyền của các rừng giống Thông caribe ở mức trung bình, trong đó cao nhất ở rừng giống SPA Ba Vì 1996 (h = 0,374
  I = 0,555, PPB = 100%) và thấp nhất ở rừng giống thị trấn Tứ Hạ (h = 0,221
  I = 0,324 và PPB = 55,88%). Chỉ số giao phấn cận noãn trung bình Fis = - 0,028 <
  0, chứng tỏ hiện tượng tự thụ phấn có xảy ra ở các nguồn giống, nếu hiện tượng này diễn ra với tỷ lệ cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hạt giống. Kết quả phân tích cấu trúc nguồn giống (POPGENE) cũng cho thấy, Thông caribe có tính đa dạng ở mức trung bình với chỉ số HT = 0,3592 và HS = 0,3024
  chỉ số trao đổi gen nhỏ (Nm = 2,6633), nhưng vẫn có sự trao đổi gen giữa các nguồn giống Thông caribe. Chỉ số sai khác di truyền GST đạt 0,1581 có nghĩa là có tới 15,81% sai khác di truyền giữa các rừng giống có nguồn gốc từ hiện tượng thụ phấn chéo. Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các rừng giống Thông caribe ở mức thấp (12%) và phần lớn sự biến đổi về phân tử được xác định giữa các cá thể trong cùng một rừng giống (88%). Cây quan hệ di truyền chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,815 đến 0,957., Tóm tắt tiếng anh, Pinus caribaea Morelet is an economically valuable forest plant with a wide margin of adaptation, especially in areas of cultivated land, hilly areas. In this study, 5 ISSR markers were used analyze genetic diversity of some Pinus caribaee resources in Viet Nam. The analysis results showed that a total of 58 DNA fragments were amplified, in which 49 fragments were polymorphic (83.82%). Genetic diversity of P. caribaea sources was moderate, with the highest in the Ba Vi SPA seed source 1996 (h = 0.374
  I = 0.555, PPB = 100%) and lowest in the Tu Ha town seed source (h = 0.221
  I = 0.324 and PPB = 55.88%). The mean inbreeding index Fis = - 0.028 <
  0 indicates that cross-pollination occurs in seed sources. The results of the seed source structure analysis (POPGENE) also showed that Caribbean Pine is moderately diverse with HT = 0.3592 and HS = 0.3024
  gene exchange index Nm = 2.6633 is negligible but there is still gene exchange between P. caribaea seed sources. Genetic differential index GST of 0.1581 means that up to 15.81% of genetic differences between seed sources are derived from cross-pollening. The total level of molecular change (AMOVA) between P. caribaea seed sources was low (12%) and the majority of molecular variability was identified between individuals in the same seed source (88%). The genetic relationship tree is divided into 2 main branches and has a genetic similarity coefficient ranging from 0.815 to 0.957.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH