Nghiên cứu được thực hiện qua các nội dung chính là xác định khả năng chịu mặn giai đoạn mạ của bộ giống lúa trong dung dịch dinh dưỡng ở 3 độ dẫn điện EC là 8 dS/m, 10dS/m 12dS/m và bằng chỉ thị phân tử ADN
đánh giá đất và diễn biến mặn kết hợp khảo nghiệm so sánh ngoài đồng theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại 10 nghiệm thức tại 3 địa điểm thuộc các huyện: Kế Sách, Long Phú va Trần Đề, đồng thời đánh giá các chỉ tiêu nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, phân tích phẩm chất bộ giống. Kết quả chọn được các giống RVT, OM9915, OM7347, OM6162, OM4900 có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ trong dung dịch dinh dưỡng >
8dS/m, đồng thời mang các gien liên kết với QTL/gien saltot định vị trên nhiễm sắc thể số 1. Qua khảo nghiệm tại 3 địa điểm đã chọn được 3 giống lúa OM7347, OM6162, OM9915 có thời gian sinh trưởng 101-105 ngày, năng suất cao 6,0-6,6 tấn/ha trong điều kiện thực tế EC=1,37-2,33 dS/m và có chiều dài hạt gạo 7,4-7,5mm, hàm lượng amyloza 9,2%-11,1%, độ bền thể gel cấp 3, có mùi thơm và mang gien theo phù hợp với điều kiện thức tế của tỉnh Sóc Trăng.