Ước tính hệ số cây trồng của một số loại cây trồng tại khu vực thượng nguồn hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Lý Chế, Thị Hằng Hồ, Thị Thanh Thuận Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, 2020

Mô tả vật lý: 28-41

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 407644

Áp dụng phương pháp Lysimeter kết hợp với mô hình CROPWAT, hệ số cây trồng của hai loại rau (cải thảo, bắp cải) và ba loại hoa (hoa cúc, cát tường, và hoa ly) canh tác tại khu vực thượng nguồn Hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt đã được xác định. Trong các loại cây trồng nghiên cứu, cải thảo có hệ số cây trồng thấp nhất ở cả ba giai đoạn đầu vụ, giữa vụ, và cuối vụ (tương ứng 0.3, 1.25, và 0.81). Hoa cúc có hệ số cây trồng ở giai đoạn giữa vụ lớn nhất (Kcmid = 1.4), tiếp đến là bắp cải (Kcmid = 1.3), cải thảo, hoa ly, và hoa cát tường có Kcmid xấp xỉ nhau (tương ứng 1.25, 1.27, và 1.25). Ở giai đoạn cuối vụ hoa cúc vẫn thể hiện được nhu cầu nước lớn với hệ số Kcend = 1.07, tiếp đến là hoa ly (1.05) và hoa cát tường (1.00), trong khi đó cải thảo và cải bắp có hệ số cây trồng ở giai đoạn này chỉ nằm ở mức 0.81 và 0.93. Có sự chênh lệch này là do đối với các loại cây trồng thuộc nhóm hoa vẫn cần nhiều nước để vừa đáp ứng nhu cầu thoát nước của lá và cung cấp nước cho quá trình nở của hoa. Một khi đã có được hệ số cây trồng, việc tính toán nhu cầu nước sẽ trở nên cực kỳ đơn giản thông qua phương trình tương quan giữa hệ số cây trồng, lượng bốc hơi mặt ruộng tham khảo, và lượng bốc hơi mặt ruộng thực. Thông qua đó, ta có thể có kế hoạch tưới tiêu hiệu quả giúp quản lý nguồn nước tưới tốt hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH