Hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trong việc sử dụng thuốc điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hương Quỳnh Bùi, Văn Tân Nguyễn, Thị Lệ Cẫm Phạm, Quỳnh Như Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Y học Cộng đồng 2023

Mô tả vật lý: 112-119

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 407669

 Đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng (DLS) trong điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu trước - sau thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị NMCT  tại Khoa Tim mạch cấp cứu - can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất trong 2 giai đoạn: giai đoạn không can thiệp DLS (giai đoạn 1) từ 08/2019 đến 12/2019 và giai đoạn có can thiệp DLS (giai đoạn 2) từ 08/2022 đến 12/2022. Hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ kê đơn thuốc hợp lý giữa hai giai đoạn.Kết quả:Có 394 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu, trong đó 183 bệnh nhân giai đoạn 1 và 211 bệnh nhân giai đoạn 2. Tỷ lệ bệnh nhân NMCT ST chênh lên và NMCT không ST chênh lên lần lượt là 41,0% và 59,0% ở giai đoạn 1
  49,8% và 50,2% ở giai đoạn 2. Có 67,3% bệnh nhân trên 60 tuổi và tỷ lệ nam giới là 66,5%. Bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da (PCI) chiểm 57,9%. Có sự gia tăng tỷ lệ kê đơn thuốc chẹn beta ở giai đoạn 2 (p = 0,002). Tỷ lệ kê đơn hợp lý về về chỉ định, liều dùng và thời điểm dùng thuốc tăng có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 (p <
  0,05).Kết luận:Can thiệp DLS có tác động tích cực đến việc cải thiện tỷ lệ kê đơn thuốc hợp lý ở bệnh nhân NMCT.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH