Bài báo này trình bày phương pháp số để phân tích ứng xử của nhóm cọc trong điều kiện thi công hố đào và hạ cọc. Mô hình số và dữ liệu đo được từ hiện trường được sử dụng để phân tích. Trong nghiên cứu điển hình, kết quả chuyển dịch ngang của cọc từ các phân tích số rất phù hợp với dữ liệu đo thực tế, với sự khác biệt khoảng 7,2% và 1,6%. Mỗi sự cố và toàn bộ quá trình thi công được mô hình hóa để xác định ảnh hưởng của quá trình đào và tải thiết bị để hạ cọc đến chuyển dịch ngang của cọc và đất xung quanh. Với việc thi công không đúng quy trình, cọc có thể dễ bị hư hỏng trong quá trình thi công. Để giảm thiểu hư hại cọc do thi công, một quy trình xây dựng được đề xuất trình bày trong nghiên cứu này và được khuyến nghị sử dụng. Với quy trình đề xuất, chuyển dịch ngang của các nhóm cọc có thể giảm đáng kể ít nhất 80% và các hư hỏng của cọc sẽ được loại bỏChuyển dịch ngang của nhóm cọc do tải phân bố trên bề mặt và thi công hố đào (nghiên cứu điển hình)