Phân tích khả năng duy trì của chương trình can thiệp (Happy House) về sức khỏe tâm thần (SKTT) với học sinh lớp 10 (HS) tại 4 trường trung học phổ thông (THPT), Hà Nội. Phương pháp: Thiết kế cắt ngang kết hợp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu (PVS), thảo luận nhóm (TLN) với HS, cha mẹ HS, giáo viên và lãnh đạo trường. Nghiên cứu định lượng: phát vấn trực tuyến 531 HS theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Số liệu định tính được ghi âm, gỡ băng và phân tích theo chủ đề nghiên cứu. Số liệu định lượng được làm sạch và phân tích mô tả bằng phần mềm Stata 14.0. Kết quả: Hầu hết các bên liên quan và bản thân HS đánh giá khả năng duy trì của chương trình là khá cao theo các khía cạnh về tính hữu ích, sự phù hợp của chương trình, mong muốn tiếp tục của các bên tham gia, trường học có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở được đào tạo, chính sách hiện hành thuận lợi, có thể điều chỉnh và lồng ghép để duy trì. Tỷ lệ HS đánh giá chương trình là hữu ích
phù hợp để duy trì và mong muốn tiếp tục chương trình ở mức cao và rất cao lần lượt là 78% và 75%., Tóm tắt tiếng anh, To evaluates the sustainability of Happy House - a mental health program in 4 high schools in Hanoi. Methods: A cross-sectional study combines qualitative and quantitative methods. Qualitative research conducts among students, parents, teachers and reprentative of schools by using in-depth interviews, focus group interviews. A total of 531 students were recuited in the quantitative research (multi-stage sampling). Data analysis included a content analysis and descriptive analysis by Stata 14.0. Results: Majority respondents indicated that sustainability of Happy House program was high based on usefulness of program, suitable to maintain, desired to continue program, schools have capacity to continue under condition of teacher training, advantages of policies, the program's ease of adaptation and integration. Proprotion of program usefulness, suitable to maintenance and desired to continue program were high (respectively 78%, 75%). Conclusion: The Happy House program is highly maintainable and should be considered for implementation to the improvement of students' mental health.