Quản lý bền vững tài nguyên rừng: Trường hợp nghiên cứu ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Sang Đinh, Thị Vân Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 2023

Mô tả vật lý: 83-90

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 407972

Áp dụng phương pháp kế thừa, phỏng vấn sâu, và khảo sát thực địa, nghiên cứu đã ghi nhận thực trạng quản lý và thách thức đối với tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập. Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) và sinh cảnh rừng Bù Gia Mập rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có 757 loài động vật và 1.117 loài thực vật bậc cao có mạch, 51 loài động thực vật có tên trong Danh lục đỏ thế giới. Khu rừng đặc dụng này có hai kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Tuy vậy, 60,6% số được phỏng vấn là là hộ nghèo, thu nhập không ổn định, còn phụ thuộc lớn vào tài nguyên ĐDSH của rừng đặc dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn quản lý ở Bù Gia Mập còn đối mặt với nhiều tồn tại và thách thức như thiếu vốn vật chất, thiếu nhân lực chuyên môn, việc vi phạm luật lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, công tác phối hợp giữa các bên liên quan có hiệu quả thấp. Trên cơ sở đó, các kiến nghị đã được đề xuất nhằm giải quyết các thách thức và quản lý bền vững tài nguyên rừng của VQG Bù Gia Mập., Tóm tắt tiếng anh, To identify the management status of forest resources in Bu Gia Map National Park (BGMP), analysis of secondary data, field surveys, and in-depth interviews were carried out. The park had great a value of ecological landscapes biodiversity resources. Additionally, this park had 757 fauna species, and 1,117 vascular plants. Among them, 51 species were listed in the IUCN red data book. Besides, BGMP had two typical habitat types which were evergreen monsoon forests with seven components of plant communities, and semi-evergreen monsoon forest with five components of plant communities. Yet, 60.6% of the local respondents were poor, had unsustainable incomes, and depended much on the biodiversity resources in this special-use forest. Moreover, the result showed that the management status in BGMP faced various difficulties like shortage of physical capital and human resources, ineffective collaboration, illegal extraction of forest resources. Consequently, recommendations were proposed for the effective and sustainable management of BGMP
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH