Giữa những năm 1980, chứng khoán hóa (CKH) được thâm nhập vào châu Âu thông qua giao dịch đầu tiên ở Anh năm 1987 dưới dạng các khoản vay thế chấp mua nhà. Vào đầu những năm 1990, nhiều ngân hàng, các công ty tài chính trên thế giới gặp khó khăn về tài chính đã áp dụng mô hình chứng khoán dựa trên tài sản đảm bảo (ABS) để CKH các khoản vay, loại những khoản nợ xấu, lành mạnh hóa hoạt động tài chính. Tại châu Á, các giao dịch CKH trở nên phổ biến, bắt đầu ở Nhật Bản và Hồng Kông - có thị trường bất động sản (BĐS) phát triển. Cho đến giai đoạn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998, CKH đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý nợ xấu. Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia đã sử dụng công cụ CKH các khoản nợ để xử lý các khoản nợ, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng hay các công ty tài chính, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam., Tóm tắt tiếng anh, In the mid-1980s, securitization was introduced to Europe through the first transaction in the UK in 1987 in the form of mortgage-backed securities. In the early 1990s, a lot of banks and financial companies that had financial difficulties around the world applied the asset-backed securities (ABS) model to securitize mortgage loans, eliminate non performing loans and make financial activities healthy. Securitization transactions started from Japan and Hong Kong - where the real estate market had developed and became a common tool to deal with non-performing loans before the period of the Asian financial crisis in 1997 - 1998. The article focuses on studying the experiences of a number of countries that have used debt securitization to handle loans and make the financial situation of commercial banks, credit institutions, and financial companies healthy, thereby draws lessons for Vietnam.