Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA, điều tra thực địa, so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây làm thuốc. Kết quả đã xác định được 603 loài thuộc 418 chi của 134 họ trong 3 ngành thực vật. Ngành ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 97,18% tổng số loài, 96,41% tổng số chi và 89,55% tổng số họ khảo sát được. Ba loài có tên trong "Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam" (2006), "Sách đỏ Việt Nam" (2007) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Các cây thuốc thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 7 sinh cảnh, hầu hết tìm thấy ở sinh cảnh vườn (vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam). Có 10 bộ phận của cây được sử dụng để chữa trị cho 36 nhóm bệnh. Có 25 loài cây thuốc được người dân địa phương sử dụng nhiều nhất., Tóm tắt tiếng anh, This study was conducted with the aim of assessing the diversity of medicinal plants in Cu Lao Dung, Soc Trang province, that is as a scientific basis for more effectively using, managing and preserving this medicinal plant resource in this province. In this study, the PRA (Participatory Rural Appraisal), field investigation, morphological comparison and classification, with the aid of specialized medicinal plant books were used. The results showed that a total of 603 species of medicinal plants belonging to 418 genera of 134 families in 3 divisions. Among them, Magnoliophyta was the most diverse division with 97.18% species, 96.41% genera and 89.55% families. Three species were listed in "Red List of Vietnamese medicinal plants" (2006), "Vietnam Red Book" (2007) and the Decree 06/2019/ND-CP. The medicinal plant species were divided into eight life forms and distributed in seven biotopes. the most species diversity was recorded in garden biotope (including home gardens, orchards and herbal gardens). Ten parts of plants were used to medicate for 36 disease types. Twenty-five species were commonly used by local people.