Đánh giá khả năng hình thành bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR trong phòng thí nghiệm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bình Minh Nguyễn, Văn Doanh Phạm, Thị Việt Nga Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học & công nghệ Việt Nam 2022

Mô tả vật lý: 49 - 53

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408031

Nuôi cấy và sử dụng bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ bể phản ứng theo mẻ (SBR) trên thế giới bắt đầu từ những năm 1970 và được nghiên cứu sâu trong những năm gần đây với các chất nền dùng để nuôi cấy như: glucose, acetate, ethanol, mật mía, đường, tinh bột, phenol, axit phtalic, chloroanilines, rượu tert-butyl và nước thải tổng hợp khác. Nghiên cứu này trình bày kết quả quá trình hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí trong điều kiện phòng thí nghiệm với chất nền là acetate, bùn hoạt tính dùng để nuôi cấy được lấy từ Trạm xử lý nước thải (XLNT) Yên Sở (Hà Nội) có MLSS 900-1200 mg/l. Nghiên cứu thực hiện trên 2 SBR giống nhau làm bằng nhựa acrylic trong suốt, có đường kính ống 0,110 m, chiều cao 1 m, chiều cao chứa nước là 0,8 m, thể tích làm việc của mỗi bể là 2,5 l, đặt tên lần lượt cho 2 mô hình là A và B. Hai SBR cùng làm việc với 6 chu kỳ trong 1 ngày, thời gian 1 chu kỳ là 4 giờ, trong 1 chu kỳ gồm 4 pha: nạp nước 1-2 phút, sục khí 180 phút, lắng 20-30 phút và xả 10-15 phút. Nước đầu vào cho mô hình A là nước thải nhân tạo có tải trọng hữu cơ (OLR) thấp (1,0-1,2 kg COD/m3 .ngày). Nước đầu vào cho mô hình B là nước thải nhân tạo có OLR cao (2,7-3,0 kg COD/m3 .ngày), thời gian thí nghiệm là 120 ngày. Kết quả cho thấy, sự hình thành bùn hạt tại mô hình A rất khó khăn. Ngược lại, tại mô hình B, bùn hạt được hình thành và phát triển ổn định sau 30-45 ngày thí nghiệm. , Tóm tắt tiếng anh, Transplanting and application of aerobic granulation in SBR technology have been developed since 1970. In recent years, this technology has been extensively researched with different substances such as glucose, acetate, ethanol, molasses, sugar, starch, phenol, phthalic acid, chloroanilines, tert-butyl alcohol, and synthetic wastewater. This article describes the process of formation and development of aerobic granulation with acetate at the laboratory in Vietnam. Activated sludge for the study was obtained from Yen So (Hanoi) wastewater treatment plant with MLSS 900-1200 mg/l. The research was carried out on two reactors of the same SBR technology with 0.110 m in diameter and 1 m in height, water level height 0.8 m, working volume of 2.5 l with respective names of A and B. The reactors were sequentially operated 6 cycles/day, each cycle was divided into 4 periods, lasting 4 hours: 1-2 mins of influent filling, 180 mins of aeration, 20-30 mins of settling, and 10-15 mins of effluent. The input wastewater for model A was wastewater with low strength has OLR from 1.0-1.2 kg COD/m3 .day. The input wastewater for model B was wastewater with high strength has OLR from 2.7-3.0 kg COD/m3 .day, time for research was 120 days. The result showed that the formation and development of granular sludge in model A were very difficult. Meanwhile, granular sludge was formed and developed after 30-45 days of experimentation in model B.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH