Ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thiết Nguyễn, Trọng Ngữ Nguyễn, Thammacharoen Sumpun, Văn Khang Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ) 2022

Mô tả vật lý: 48-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408054

 Mục tiêu của thí nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức (NT) và 05 lần lập lại trên 20 dê thịt lai Boer (thí nghiệm 1) và 20 dê sữa lai Saanen (thí nghiệm 2) gồm: NT đối chứng (ĐC, nước ngọt), 3 nghiệm thức nước mặn là các nồng độ nước biển pha loãng: 0,50
  1,00 và 1,50% (NT5, NT10 và NT15). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ (DMI) giảm và lượng nước uống (WI) tăng dần khi tăng dần nồng độ muối trong nước uống. Trọng lượng, tăng trọng, tần số hô hấp và nhiệt độ trực tràng của dê không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>
 0,05). Tuy nhiên, ở thời điểm 15:00 giờ, dê ở NT15 giảm tần số hô hấp và tăng nhiệt độ trực tràng so với NT ĐC. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy DMI, trọng lượng, năng suất sữa không khác biệt giữa các NT (P>
 0,05). WI của dê tăng khi uống nước muối có nồng độ 0,.5% và 1%, nhưng ở nồng độ 1,5% thì WI giảm so với nhóm NT5 và NT10 (P<
 0,05). Dê ở NT15 tăng nhiệt độ trực tràng và tần số hô hấp ở thời điểm 15:00 - 17:00 giờ so với các NT của thí nghiệm (P<
 0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng đáp ứng với nước muối khác nhau giữa dê thịt và dê sữa., Tóm tắt tiếng anh, The objective of the experiment was to evaluate the effect of salinity in drinking water on the weight gain and milk yield of goats. The experiment was arranged in a completely randomized design with 04 treatments (NT) and 05 replicates on 20 Boer crossbred goats (experiment 1) and 20 Saanen crossbred goats (experiment 2) including freshwater (control), three saline water treatments from diluted seawater concentrations: 0.50%
  1.00%, and 1.50% (NT5, NT10, and NT15 respectively). The results from experiment 1 showed that dry matter intake (DMI) decreased and water intake (WI) increased with increasing salinity in drinking water. Body weight, weight gain, respiratory rate and rectal temperature did not differ among treatments (P>
 0.05). However, goats in NT15 at 15:00 decreased respiratory rate and increased rectal temperature compared with control group. The results from experiment 2 showed that DMI, body weight and milk yield were not different among treatments (P>
 0.05). WI increased when dairy goats drank saline water with concentrations of 0.5% and 1%, but at 1.5% concentration WI decreased as compared with NT5 and NT10 groups (P<
 0.05). Dairy goats in NT15 increased rectal temperature and respiratory rate at 15:00 - 17:00 compared with other treatments (P<
 0.05). The results from present experiment show that the responsiveness to salinity in drinking water is different between meat and dairy goats.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH