Động lực học tập của sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Tháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Doan Hoàng, Thanh Tùng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 2021

Mô tả vật lý: 228-235

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408128

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về động lực học tập và các nguồn động lực chi phối việc học tập của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Tháp. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 260 sinh viên đang học tại khoa Kinh tế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên chịu sự chi phối của nguồn động lực bên trong, trong đó học để "Nắm bắt và làm chủ kiến thức" và "Nâng cao trình độ, mở rộng sự hiểu biết" có sự chi phối mạnh nhất đến việc học tập của sinh viên. Điều này có nghĩa là có nhiều sinh viên nhận thấy rằng sự cần thiết của việc học tập trước hết là để phát triển bản thân mình trong tương lai, còn việc học tập mà để đáp ứng sự mong đợi hay khen thưởng từ gia đình, nhà trường chỉ là vấn đề thứ yếu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt về động lực học tập theo ngành học và theo giới tính. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin hữu ích để các nhà quản lý giáo dục của khoa và trường định hướng cho sinh viên có động lực học tập đúng đắn., Tóm tắt tiếng anh, This article presents research results on learning motivation and motivational sources that govern the learning of students of the Department of Economics, Dong Thap University. To conduct this study, the authors conducted a survey of 260 students studying at the Faculty of Economics by stratified random sampling method. The results showed that most of the students are influenced by internal motivation, in which learning to "capture and master knowledge" and "improve qualifications and expand understanding" have strongly influence student learning. This means that most of the students find that the need for learning is first of develop themselves in the future, learning that is to meet expectations or rewards from family, school is only a secondary. In addition, there are differences in the type of learning motivation by majors and gender. Research results provide useful information for educational administrators to orient students with the right learning motivation.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH