Nghiên cứu tạo dạng bột hít chứa curcumin bằng phương pháp phun sấy, tiến tới nghiên cứu ứng dụng trong điều trị các bệnh viêm ở đường hô hấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát tìm công thức giúp hòa tan tốt curcumin và ổn định cho phun sấy thông qua đánh giá độ tan, độ trong và độ lắng. Công thức dịch phun và các thông số quy trình phun sấy được tối ưu hóa bằng phần mềm Design-Expert với mô hình thực nghiệm Taguchi. Kết quả: Công thức dịch chứa curcumin tan tốt, ổn định và phù hợp cho phun sấy gồm các thành phần curcumin, Lipoid S100, Poloxamer 407, leucin, hỗn hợp cồn : nước tỷ lệ 1 : 20 và curcumin chiếm 0,03%. Mô hình thực nghiệm Taguchi gồm 9 công thức đã được thiết lập. Qua quá trình phân tích dữ liệu thực nghiệm, phần mềm Design-Expert đề xuất các công thức tối ưu với các chỉ số mong muốn (desirability) khác nhau. Công thức có chỉ số mong muốn cao nhất (0,933) được lựa chọn, với tỷ lệ chất rắn: leucin là 1:2, nồng độ chất rắn của dịch phun là 4 g/L, áp suất phun 0,3 MPa và tốc độ cấp dịch là 5 mL/phút. Kết quả phổ nhiễu xạ tia X của curcumin và bột khô cho thấy curcumin trong bột tồn tại chủ yếu ở dạng vô định hình. Sự so sánh giản đồ nhiệt vi sai của curcumin và bột khô curcumin cùng phân tích phổ hồng ngoại cho thấy có sự tương tác giữa curcumin, Lipoid S100 và leucin. Kết luận: Đề tài đã nghiên cứu bào chế được dạng bột hít chứa curcumin với các đặc tính khí động học và hình thái học đạt yêu cầu, là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn và tiến tới đánh giá hiệu quả điều trị về mặt lâm sàng., Tóm tắt tiếng anh, The study aims at formulating inhalable dry powders containing curcumin by spray-drying method toward apply in the treatment of inflammatory diseases in the respiratory tract. Method: The formula that curcumin exists in good solubility state and stabilizes in spray-drying process is selected through visual evaluation of solubility, clarity and sediment formation. The formulation then is optimized by Design-Expert software with a Taguchi experimental model. Finally, the optimal formula will be verified by experments and investigated physicochemical properties. Results: The liquid formulation that is suitable for spray drying includes curcumin, Lipoid S100, Poloxamer 407, leucine, ethanol: water ratio of 1: 20 and curcumin ratio is 0.03%. The Taguchi experimental model with 9 formulas has been established. Based on analysis of variance ANOVA, Design-Expert software proposed optimal formulas with different desirabilities. The formula with the highest desired desirability (0.933) is chosen, with 1:2 for solid: leucine ratio, 4 g/l for fluid concentration, 0.3 MPa for spray pressure and 5 ml/min for feed rate. Results of X-ray diffraction of curcumin and dry powders show that curcumin in powders exists mainly in amorphous form. The comparison between DSC curves of curcumin and curcumin-dry powders and the analysis of IR shows an interaction among curcumin, Lipoid S100 and leucine. Conclusion: The study has prepared curcumin-loaded dry powder inhalers with satisfactory aerodynamic and morphological characteristics. This result is the basis for further study and clinical efficacy assessment.