Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm pca3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: #VALUE!

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 18-24

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408195

 Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là loại ung thư thường gặp ở nam giới. Xét nghiệm PSA toàn phần trong máu được sử dụng để tầm soát UTTTL nhưng độ đặc hiệu không cao. Nhiều chất đánh dấu ung thư đã được nghiên cứu trên thế giới để tăng tính chính xác trong chẩn đoán UTTTL như PSA tự do, PHI và 4Kscore, và PCA3. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của xét nghiệm PCA3 ở dân số Việt Nam. Nghiên cứu tiền cứu mô tả thực hiện ở Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Y khoa Medic từ 10/2013-10/2015. Tổng số 224 bệnh nhân nam trên 40 tuổi tham gia nghiên cứu được xét nghiệm PSA toàn phần trong máu, khám trực tràng, lấy nước tiểu gửi phòng xét nghiệm để tính chỉ số PCA3, sinh thiết tuyến tiền liệt với sự hướng dẫn của siêu âm qua ngả trực tràng. Ung thư tuyến tiền liệt được ghi nhận trong 30,8% các trường hợp. Xét nghiệm PSA có độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 3,87%. PCA3 có độ nhạy là 62,32% và độ đặc hiệu là 86,45% với ngưỡng tối ưu là 55,55 và diện tích dưới đường cong AUC là 0,767. Tỉ lệ tránh sinh thiết trong từng nhóm PSA (4-10, 10-20, >
 20ng/ml) khi sử dụng xét nghiệm PCA3 lần lượt là 92,16%, 76,66% và 85,71% với tỉ lệ bỏ sót ung thư lần lượt là 3,63%, 8,45%, 6,52%. Xét nghiệm PCA3 trong nước tiểu cho thấy giá trị chẩn đoán tốt hơn xét nghiệm PSA toàn phần trong máu. Xét nghiệm PCA3 có thể giúp chọn lựa bệnh nhân sinh thiết trong nhóm bệnh nhân có thể tích tuyến tiền liệt lớn và/hoặc PSA cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH