Đánh giá ảnh hưởng của đo man lên hiệu suất xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng quá trình xử lý sinh học hiếu khí dạng sinh trưởng lơ lửng. Mô hình thí nghiệm có thể tích làm việc là 7L và được vận hành liên tục với lưu luợng nạp nước 42 L/ngày, tương img với thời gian lưu nước 4 giờ. Độ mặn trong nước thải được tạo ra bằng cách thêm NaCl với nồng độ lần lượt là 0, 5, 10, 20, 30 g/L. Kết quả thi nghiệm cho thấy hiệu suất xử lý TSS, COD, BOD5, TN của hệ thống gần như không bị ảnh hưởng khi NaCl thêm vào thấp hơn 10 g/L. Nồng độ trung bình của TSS, COD, BOD, TN trong nước thải sau xử lý lần lượt là 17,3-22,6 mg/L, 37,9-49,8 mg/L, 19,5-21,3 mg/L và 11,0-17,7 mg/L, đều đạt qui chuẩn xả thải loại A theo QCVN 11:2015/BTNMT. Hiệu suất loại bỏ BOD, và TSS có dấu hiệu giảm khi nước thải chứa 10 g/L NaCl. Khi tăng nồng độ NaCl lên 30 g/L trong nước thải đầu vào, hiệu suất xử lý trung bình của hệ thống giảm xuống chỉ còn 66,2% đối với TSS và 58,7% đối với TN. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trinh bùn hoạt tính có thể không hiệu quả khi xử lý nước thải có độ mặn cao.