Trầm cảm của nhân viên y tế khu vực miền nam trong đại dịch covid-19 và một số yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tuấn Hưng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam 2023

Mô tả vật lý: 121-126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408231

Mô tả thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế khu vực miền Nam trong đại dịch COVID-19 và xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế khu vực miền Nam trong đại dịch COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, được tiến hành từ tháng 06/2022 đến tháng 12/2022. Thông tin định lượng được thu thập với sự tham gia của 280 nhân viên y tế đến từ 01 bệnh viện tuyến tỉnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và 01 bệnh viện tuyến tỉnh ở tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam. Thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 trong nghiên cứu được xác định bằng Thang đo DASS 21. Kết quả: Tỉ lệ nhân viên y tế được đánh giá có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19 là 42,1%. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 như tình hình tài chính, sống cùng bạn bè, có tiền sử mắc bệnh mạn tính và gặp sự kiện gây ra căng thẳng trong năm qua. Kết luận: Việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 là quan trọng để thiết kế các chương trình và mô hình nhằm giảm nhẹ hậu quả đối với sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19., Tóm tắt tiếng anh, Describe the depression status of health workers in Southern Vietnam during the COVID-19 pandemic and identify some associated factors. Research methodology: The study used a cross-sectional design, conducted from June 2022 to December 2022. Quantitative information was collected with the participation of 280 health workers from 01 provincial hospital in Ho Chi Minh City and 01 provincial hospital in Binh Duong province, Southern Vietnam. Depression status of healthcare workers during the COVID-19 pandemic in the study was determined by the DASS Scale 21. Results: The prevalence of healthcare workers showing signs of depression during the COVID-19 pandemic was 42.1%. Our study identified factors related to depression among healthcare workers during the COVID-19 pandemic such as financial situation, living with friends, history of chronic illness and stressful events in the last year. Conclusion: Recognizing the signs of depression among healthcare workers during the COVID-19 pandemic is important for designing programs and models to mitigate the consequences for healthcare workers' mental health during the pandemic COVID-19.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH