Đánh giá khả năng sử dụng cát nhiễm mặn để đắp nền đường ô tô tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Doanh Bùi, Tùng Hoàng, Quang Huy Nguyễn, Việt Phương Nguyễn, Viết Thiên Ân Văn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 625 Engineering of railroads and roads

Thông tin xuất bản: Cầu đường Việt Nam 2023

Mô tả vật lý: 27-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408389

 Hệ thống đường bộ khu vực ven biển, đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam phía đông đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhu cầu sử dụng vật liệu đắp nền đường ngày càng tăng cao dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng các vật liệu truyền thống, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá thành công trình. Các mẫu cát nhiễm mặn ở Việt Nam được nghiên cứu thử nghiệm đều đáp ứng các đặc tính yêu cầu theo TCVN 9436:2012 cho vật liệu đắp nền đường. Với hàm lượng muối hòa tan khá cao nhưng vẫn <
 5% và đều hạt, cát nhiễm mặn có thể xem là vật liệu đắp nền đường thông thường có tính đặc thù. Kết quả thử nghiệm các phương án đắp nền đường sử dụng cát nhiễm mặn cho thấy có thể đắp các lớp vật liệu với hệ số lèn chặt k >
  0,95
  mô đun đàn hồi của nền đường đắp bằng cát nhiễm mặn đạt trên 50 MPa., Tóm tắt tiếng anh, The demand of backfill materials for constructions is rapidly increasing, especially due to the recent growth of highways in Vietnam resulting in the shortage of common materials resources for the roadbed construction. Sea sand can be used for roadbed construction to replace the common materials. This study shows that Vietnam's sea sand samples have characteristics of the roadbed materials according to TCVN 9436:2012. With high content of soluble salt (<
 5%) and single grade particle size, sea sand can be considered as a common roadbed material with typical characteristics. This study also showed that the elastic modulus of the roadbed using the sea sand sample is over 50 MPa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH