Sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân có bệnh hô hấp mạn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Vân Dương, Hoài Trung Lâm, Quốc Khánh Trịnh, Thị Như Hảo Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ 2023

Mô tả vật lý: 24-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408390

 So sánh tỷ lệ hiện mắc lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân hô hấp mạn và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn và các yếu tố liên quan đến lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bệnh hô hấp mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành ở 146 đối tượng bao gồm 73 đối tượng có bệnh hô hấp mạn được quản lý tại Đơn vị Hô hấp, bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ và 73 đối tượng không có bệnh hô hấp mạn là thân nhân bệnh nhân tại khoa Nội tổng hợp. Số liệu thu thập từ 06/2021 đến 03/2022. Sử dụng thang điểm GAD-7 và PHQ-9 để đánh giá lo âu và trầm cảm. Kết quả nghiên cứu: Nhóm bệnh nhân hô hấp mạn có tỷ lệ lo âu là 30,1% và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn là 21,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>
 0,05). Nhóm bệnh nhân hô hấp mạn có tỷ lệ trầm cảm là 47,9% và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn là 28,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05). Đối với nhóm có bệnh hô hấp mạn, giới tính nam là yếu tố nguy cơ của trầm cảm (p<
 0,05). Kết luận: Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân hô hấp mạn cao hơn so với nhóm chứng. Ở nhóm đối tượng có bệnh lý hô hấp mạn, giới tính nam có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn., Tóm tắt tiếng anh, Anxiety and depression are common mental disorders that negatively impact the management and treatment of chronic respiratory patients, including asthma and chronic obstructive pulmonary disease. Objectives: To compare the prevalence of anxiety and depression in chronic respiratory patients and evaluate risk factors of mental disorders in chronic respiratory patients. Materials and methods: Case-control study based on 73 patients with COPD or asthma presenting to ACOCU and a control group of 73 healthy participants. Data was collected from 6/2021 to 3/2022. We used GAD-7 and PHQ-9 scales to assess anxiety and depression. Results: The prevalence of anxiety is high, 30.1% in chronic respiratory patients, compared to the control group, in which the majority was 21.9% and is not statistically significant (p>
 0.05). The prevalence of depression is high at 47.9% in chronic respiratory patients, compared to the control group, where the majority was 28.8%, and is statistically significant (p<
 0.05). The male gender is related to a higher risk of depression among chronic respiratory patients and is statistically significant (p<
 0.05). Conclusions: The prevalence of anxiety and depression in chronic respiratory patients is higher than in the control group. In chronic respiratory patients, male has a higher risk of depression.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH