Thực nghiệm đánh giá cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông bán mềm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Lân Nguyễn, Thị Thanh Thủy Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Giao thông vận tải 2023

Mô tả vật lý: 597-610

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408425

Mặt đường bê tông nhựa có nhược điểm là tính ổn định nhiệt kém và biến dạng lớn khi chịu tác dụng của tải trọng, mặt đường bê tông xi măng có nhược điểm là tính êm thuận kém, thời gian thông xe lâu, quá trình bảo trì, sửa chữa phức tạp. Giải pháp mặt đường bê tông bán mềm có thể cân bằng được các tính năng của mặt đường bê tông nhựa và mặt đường bê tông xi măng, khắc phục được các nhược điểm của hai loại mặt đường này. Nguyên lý làm việc của mặt đường bán mềm là kết hợp những tính năng của bê tông xi măng và bê tông nhựa bằng cách lấp đầy các lỗ rỗng của bộ khung bê tông nhựa bằng vữa gốc xi măng biến tính. Bài báo này trình bày kết quả thực nghiệm đánh giá cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo của bê tông bán mềm sử dụng xi măng biến tính được nghiên cứu chế tạo để lấp đầy lỗ rỗng bê tông nhựa. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, sản phẩm xi măng biến tính sử dụng cho bê tông bán mềm có hàm lượng nước hợp lý từ 38-43 %. Khi bê tông nhựa rỗng có độ rỗng dư bằng nhau, loại cốt liệu (đá bazan và đá vôi) không ảnh hưởng đến cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông bán mềm. Nếu lấy giới hạn cường độ chịu nén ở 1 ngày tuổi của bê tông bán mềm là 5,0 MPa, thì cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm cao hơn trung bình 64 %, và nếu lấy giới hạn cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông bán mềm ở 7 ngày tuổi là 2,5 MPa thì kết quả thí nghiệm của các mẫu thử cao hơn trung bình 67 %., Tóm tắt tiếng anh, Asphalt pavement has the disadvantages of low thermal stability and high deformation due to the effect of loads, cement concrete pavement has the disadvantages of low smoothness, long traffic time, complex maintenance and repair. Semi-flexible pavement solution can balance the performance of asphalt pavement and cement concrete pavement, overcoming the disadvantages of these two types of pavement. The working principle of semi-flexible pavement is to combine the performance of cement concrete and asphalt concrete by filling the voids of the porous asphalt by modified cementitious mortar. This paper presents experimental results of evaluation of compressive strength and tensile strength of semi-flexible concrete using modified cement studied and producted to fill the air voids of porous asphalt concrete. Experimental results show that, modified cement products used for semi-flexible pavement have a water content of 38-43%. When the porous asphalt has equal air voids, the type of aggregate (basalt and limestone) does not affect the compressive strength and the flexural strength of the semi- flexible concrete. If the criteria of compressive strength of semi- flexible concrete at 1 day is 5.0 MPa, compressive strength of test samples is 64% higher, and if the criteria of flexural tensile strength at 7 days is 2.5 MPa, the flexural tensile strength of the test samples is 67% higher.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH