Trung Quốc và các nước trong khu vực văn hóa chữ Hán như Nhật Bàn, bán đảo Triều Tiên, Việt Nam trước năm 1945 đều tiến hành thay đổi và sử dụng niên hiệu chữ Hán, nhưng cho đến nay chỉ còn Nhật Bản giữ chế độ cải nguyên, thay đổi niên hiệu. Niên hiệu là danh hiệu được đặt khi lên ngôi hoàng đế, không chỉ để tính năm lên ngôi mà còn thể hiện ý chí, tinh thần của người "thay trời cai trị thiên hạ". Cho đến nay đã có không ít công trình và bài viết nghiên cứu niên biếu, niên hiệu Việt Nam song việc đi sâu phân tích ý nghĩa của niên hiệu chữ Hán gắn với bối cảnh lịch sử văn hóa tư tường đương thời ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Trên cơ sở kế thừa các bài viết và công trình nghiên cứu về niên hiệu ở Việt Nam, từ việc thống kê các niên hiệu chữ Hán của Việt Nam, chúng tôi sẽ phác họa vài nét về niên hiệu chữ Hán ở Việt Nam so với Trung Quốc, từ đó làm sáng tỏ một số điểm tương đồng giữa niên hiệu của Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời trở lại tìm hiểu ý nghĩa của niên hiệu gắn với bối cảnh lịch sử của thời đại - trọng tâm là các sự kiện ở triều Lý - triều đại mở đầu cho thời kỳ độc lập của Việt Nam sau ngàn năm Bắc thuộc.