Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm phổ biến toàn cầu. Ngoài việc điều trị sớm đái tháo đường trong những năm gần đây vấn đề tâm lý ngày càng được quan tâm đặc biệt là vấn đề chất lượng sống liên quan với sức khỏe tâm thần. Có rất nhiều yếu tố có tác động bất lợi đến trầm uất ở bệnh nhân ĐTĐ như gánh nặng cảm xúc, do điều trị, mối quan hệ với bác sĩ và quan hệ xã hội. Mục tiêu nghiên cứu:1) Đánh giá mức độ trầm uất ở bệnh nhân đái tháo đường qua thang điểm DDS. 2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến trầm uất và ảnh hưởng của trầm uất với kiểm soát đường máu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi Diabetes Distress Scale gồm 4 dưới nhóm: trầm uất liên quan gánh nặng cảm xúc, liên quan bác sĩ, điều trị, các mối quan hệ đánh giá qua thang đo Likert từ 1 đến 6. Kết quả:112 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (đái tháo đường type 1 chiếm 5,4%) với nữ chiếm 47,3%, tuổi trung bình 53,8 ± 11,9tuổi. Thời gian phát hiện bệnh trung bình 5,3 năm. Tỷ lệ bệnh mắc tăng huyết áp và thừa cân/béo phì đi cùng lần lượt 28,6% và 67,0%. Trung bình glucose máu đói và HbA1c lần lượt 7,5mmol/l và 7,2%. Có 42,9% bệnh nhân kiểm soát không tốt glucose máu đói và 47,3% bệnh nhân kiểm soát không tốt HbA1c. Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 82,8%. Tổng điểm trung bình DDS ở bệnh nhân đái tháo đường được khảo sát là 1,5 ± 0,6. Trong đó trầm uất nặng chiếm 4,5%, trầm uất nhẹ - trung bình chiếm 8,0%. Các yếu tố type đái tháo đường, thực hiện vận động theo hướng dẫn, kiểm soát glucose máu đói, kiểm soát HbA1c có ảnh hưởng đến trầm uất của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê. Tuổi, BMI và đường máu đói là các yếu tố ảnh hưởng độc lập đến trầm uất. Trầm uất qua thang điểm DDS không phải là yếu tố ảnh hưởng độc lập đến kiểm soát HbA1c., Tóm tắt tiếng anh, Diabetes mellitus (DM) is now one of the most common non-communicable diseases affecting the global population. Psychometric properties is one of factors relate to treatment efficacy. Diabetes-related distress refers to patient's concerns about diabetes mellitus, its management, need of support, emotional burden and access to healthcare. Objectives: 1. to evaluate their diabetes distress usingDDS and 2. to identify possible factors that affected their diabetes distress and glycemic control. Methods: Descriptive cross-sectional study based on the DDSwhich includes 17 items assessing treatment experiences in 4 topics:emotional burden, physician-related distress, regimen-related distress and diabetesrelated interpersonal distress. Results: The average HbA1c was 7.2%. The proportion of patients having poor glycemic control was 47.3% following HbA1c ≥7.0% criteria and 42.9% following Fasting glucose criteria.Generally, 4.5% patients had serious diabetes distress and 8.0% had mild - moderate diabetes distress. Type of diabetes, exercise, Go, HbA1c are independent factors,