Nghiên cứu tương quan của phân loại đất vùng gò đồi tỉnh Bắc Giang với hệ thống phân loại đất của FA0/WRB 2014

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thái Bạt Lê, Thế Anh Lưu, Hùng Cường Nguyễn, Võ Kiên Nguyễn, Đình Sức Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học đất 2021

Mô tả vật lý: 45427

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408857

 Kết quả điều tra, phân loại và thành lập bán đồ đất theo hệ thống tham chiếu tài nguyên đất của FAO/WRB 2014 xác định đất gò đồi tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính được phân thành 31 đơn vị với tống diện tích 185.574,27ha
  chiếm 47,6% tống diện tích tự nhiên của tỉnh. Cụ thể như sau: (1) Nhóm đất nhân tác (Anthrosols) có diện tích 36.298,82ha, chiếm 19,56% tổng quỹ đất vùng gò đồi
  (2) Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) có 11.245,55ha, chiếm 6,06%
  (3) Nhóm đất glây (Gleysols) có diện tích 10.724,52ha, chiếm 5,78%
  (4) Nhóm đất loang lố (Plinthosols) có 39.695,5 ha
  chiếm 21,39%
  (5) Nhóm đất xám (Acrisols) có 119.050,25ha, chiếm 42,76%
  (6) Nhóm đất phù sa (Fluvisols) có 8.255,13ha, chiếm 4,45%. Đãt có khả năng phát triển nông nghiệp chiếm diện tích lớn: Đất phân bố ở độ dốc <
  15° thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là 128.811,9ha, chiếm 69,4% diện tích đất vùng gò đồi. Ở độ dốc từ 15 - 25° có 56.762,4ha, chiếm 30,06% phù hợp phát triển nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. Phân theo tầng dày chỉ có 100 nghìn ha tầng dày >
  70cm, chiếm 53,9% tổng diện tích đãt vùng gò đồi
  tầng dày 50 - 70cm có 21,46 nghìn ha, chiẽm 11,56%" <
  50cm có 64,11 nghìn ha, chiếm 34,5%. Qua mối quan hệ giữa độ dốc và tầng dày đất cho thấy: Diện tích đất đồi núi ít dốc, có tầng đất trung bình và dày
  rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đa phần đất gò đồi của tỉnh có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thoát nước tốt. Hầu hết đất có độ phì tiềm tàng trung bình.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH