Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một quốc gia sẽ không thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế chung. Để hội nhập tốt, phải "biết mình, biết người", làm sao cho bên ngoài hiểu về mình, đặc biệt là về văn hóa. Nếu có được mẫu số chung trong quan điểm thì sẽ dễ dàng phát triển trong quan hệ hợp tác. "Ngôn ngữ" của ngoại giao văn hóa phải là ngôn ngữ dễ truyền đạt, dễ hiểu nhưng thấu tình đạt lý, đi vào lòng người. Ngoại giao văn hóa bằng văn học đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó. Việt Nam vốn đã có sẵn tiềm lực văn hóa - văn học, nhưng vẫn chưa có định hướng cụ thể trong việc khai thác và vận dụng "sức mạnh mềm" đó. Bài viết này sẽ trình bày các phương thức ngoại giao văn hóa bằng văn học thành công trên thế giới và thực trạng hiện nay của Việt Nam, các yêu cầu cụ thể được đặt ra, các định hướng, cơ hội và thách thức khi triển khai công tác ngoại giao này ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại., Tóm tắt tiếng anh, In the context of globalization, a country cannot develop if it stands outside the general trend. For better integration, it is necessary for a country to learn how to make foreigners understand them, especially in culture. If there is a common denominator in perspective, it will be easier to develop in a partnership. The "language of cultural diplomacy" must be a language that is easy to convey, understand and enter into people's hearts rationally. Then it is cultural diplomacy through culture that meets all of these requirements. Vietnam already has available such potential in culture and literature, but still has no specific direction in exploiting and applying that "soft power". This article presents the methods of cultural diplomacy through literature that is successful in the world. Also, it presents the current situation of Vietnam: the specific requirements orientations, opportunities, and the challenges when implementing the methods in Vietnam in present time.