Phân nhóm vị từ tác động gây chuyển động trong tiếng Việt- từ góc độ chuyển động của tham tố

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tâm Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 495.922 Vietnamese

Thông tin xuất bản: Từ điển học và Bách khoa thư 2020

Mô tả vật lý: 37 - 42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 408867

Tìm hiểu việc phân nhóm vị từ tác động gây chuyển động (hay từ chuyển tác hoặc vị từ gây khiến - khởi trạng) trong tiếng Việt dựa theo sự chuyển động của các tham tố tham gia. Việc phân nhóm này cũng mang lại thuận lợi cho người học tri nhận loại vị từ này để phát huy ứng dụng quan hệ trục ngữ đoạn, trục liên tưởng trong việc dạy tiếng Việt cho người học, đặc biệt là người nước ngoài. Dựa vào sự chuyển động của bị thể trong cấu trúc, vị từ tác động gây chuyên động trong tiếng Việt có thể được phân thành hai nhóm chính, nhóm gây khiến với chuyển động của bị thể ngoài ý muốn của bị thể và nhóm cầu khiến với chuyển động của bị thể dựa theo ý muốn chủ quan của bị thể. Hai nhóm này cũng được phân chia thành những nhóm nhỏ phù hợp theo chuyển động của tác thể và bị thể. Ứng dụng vào việc giảng dạy vị từ tác động gây chuyển động cho người nước ngoài học tiếng Việt, việc phân loại này đã cho thấy hiệu quả khi giúp cho người học lĩnh hội được khác biệt trong cấu trúc câu với các nhóm vị từ khác nhau và sử dụng phù hợp với cấu trúc câu trong tiếng Việt., Tóm tắt tiếng anh, This article aims to systemize the caused-motion verbs in Vietnamese depending on the most important properties of these verbs ion. This systemization, furthermore, helps foreign learners, who come to Vietnamese as a second language, to be easy to apply the concepts of rapports syntagmatiques and rapports paradigmatiques to conceive Vietnamese sentence structures. Based on the motion of the actor and the patient in the structure, this systemzation divides caused-motion verbs into two sub-classes, one consists of verbs which cause the patient to move out of the patient's expectation, and one consists of verbs which, by using utterances or body language, cause the patient to move after a cognitive decision. These sub-classes also include their smaller classes, depending, again, on the patient's movement. Applying this systemization into teach foreign learners learning Vietnamese, the article's athor has remarked some advantages on learners' cognition and use of Vietnamese sentences.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH