Sử dụng thời gian của học sinh trung học phổ thông ở khu vực Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quý Long Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Gia đình và Giới , 2020

Mô tả vật lý: 37 - 47

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409055

Nghiên cứu phân tích số liệu khảo sát học sinh ở một trường trung học phổ thông Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy có sự phù hợp với lý thuyết phân bổ thời gian, cá nhân thực hiện hoạt động này ít hơn hoạt động kia là do sự phân bổ thời gian của mình. Các đặc trưng cá nhân và gia đình có mối quan hệ với việc sử dụng thời gian của học sinh trung học phổ thông. Mặc dù cùng điều kiện kinh tế - xã hội nhưng học sinh nữ vẫn phải sử dụng thời gian làm việc nhà nhiều hơn và vui chơi giải trí ít hơn học sinh nam. Có một khía cạnh tích cực là học sinh nữ sử dụng thời gian tự học ở nhà nhiều hơn học sinh nam. Học sinh ở nhóm tuổi cao hơn có số lượng thời gian sử dụng cho hoạt động làm việc nhà, tự học, đi học thêm nhiều hơn nhưng vui chơi giải trí lại thấp hơn. Điều kiện kinh tế gia đình có mối quan hệ với thời gian đi học thêm và vui chơi giải trí của học sinh và khi gia đình có mức sống cao hơn thì học sinh có thời gian đi học thêm và vui chơi giải trí nhiều hơn. Các chính sách can thiệp không chỉ nhằm mục tiêu đến trẻ em tuổi trung học phổ thông mà cần phải tác động đến sự phân bổ thời gian của các thành viên gia đình., Tóm tắt tiếng anh, The article is based on a research of time use in students of a high school in Hanoi. Research findings show a consistency between the theory of time allocation in which individuals allocate more time on a certain activity and less time on the other depending on their own choice. Associations are found in highschool students' personal and family characteristics and their time use. In spite of similar socio-economic conditions, girl students are likely to spend more time on household chores and less time on entertainment than their male counterparts. It is noteworthy that girls allocate more time on self-study at home than boys. Students of the older age group have a larger amount of time for household chores, self-study, and tutoring, but less time for recreation. Family economic status is related to the time students spend on extra classes and entertainment activities, and when their families have a higher standard of living, they have more time to study and play. Thus, is suggested that interventions not only target high school age children, but also need to influence family members' time distribution.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH