Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh - Nhìn từ thực trạng Khu di tích Ba Son

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Lộc Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 306 Culture and institutions

Thông tin xuất bản: Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 2021

Mô tả vật lý: 59-63

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 409080

 Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hình thành các cơ sở công nghiệp phục vụ đô thị khá sớm và cho tới nay, những vết tích của thời kỳ công nghiệp sớm vẫn còn tồn tại. "Ngay từ đầu năm 1866, tức chỉ vài năm sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, do nhận thấy vị trí địa lý quốc tế của Sài Gòn nằm giữa một phía là Ấn Độ, còn phía kia là Trung Quốc và Nhật Bản, nên tầm quan trọng về mặt quân sự và về mặt chiến lược của thành phố là điều không thể chối cãi
  chính vì thế mà người ta đã kỳ vọng Sài Gòn rồi sẽ trở thành một thành phố Singapore của Pháp ở khu vực Á châu".' Sau đó, rất nhiều công ty lớn của Tây phương đã có mặt ở vùng Viễn Đông từ sớm như Hồng Kông, Manila (Philippines), Singapore, Yokohama (Nhật Bản)... đã nhanh chóng đến thiết lập các cơ sở tại Sài Gòn với thị trường tiềm năng là Nam Kỳ, sau này có thể vươn ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Song song với đó, Pháp cũng tiến hành xây dựng các cơ sở công nghiệp phục vụ đô thị khiến Sài Gòn trở thành nơi hình thành các cơ sở công nghiệp sớm nhất cả nước. Các công trình thuộc loại hình di tích công nghiệp đô thị Sài Gòn bao gồm: nhà máy điện, cấp nước, nhà máy lúa gạo, các cơ sở liên quan đến ngành đóng, sửa chữa tàu thuyền, cảng thương mại, văn phòng của các hãng tàu, kho bãi, hậu cần nghề cảng... Hầu hết tập trung ngay tại các khu vực mà nay là trung tâm thành phố, chủ yếu tại quận 1, quận 3, quận 5 và quận 8. Loại hình di tích này thường được xây dựng bên trên mặt đất, như: các nhà máy lúa gạo, nấu rượu
  nhà máy điện và nước: tháp nước, thủy đài
  xí nghiệp, văn phòng của các hãng tàu... Đặc biệt trong số đó phải kể đến "Công xưởng Ba Son (từ xưởng thủy thời Nguyễn), hệ thống nhà máy xay xát lúa trên bến Bình Đông, hệ thống bến cảng. Trải qua biến cố của lịch sử, nhất là do quá trình đô thị hóa, bộ mặt đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các di tích công nghiệp thời Pháp thuộc cũng bị biến dạng và cho đến nay phần lớn những cơ sở này đã không còn hoạt động nữa. Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề về quy hoạch đô thị, ứng xử với di sản cũng như sử dụng, bảo tồn di sản trong bối cảnh hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH